Báo cáo Biện pháp - Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 Tuổi làm quen Văn học

pptx 23 Trang mamnon 45
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp - Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 Tuổi làm quen Văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Biện pháp - Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 Tuổi làm quen Văn học

Báo cáo Biện pháp - Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 Tuổi làm quen Văn học
 PHÒNG GD ĐT THỊ XàBUÔN HỒ
 TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA ĐÀO
 Tên biện pháp: 
Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6  tuổi
  làm quen văn học 
 Giáo viên : Nguyễn Thị Mỹ
    Năm học : 2020-2021 * Thực trạng : 
    Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn 
đã có kế hoạch nhằm phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học theo 
hướng chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 5-6 tuổi. Đối với bản 
thân tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn, 
tích cực làm đồ dùng dạy học phục vụ cho môn học.    Tuy nhiên, Là 
một trường thuộc vùng sâu vùng xa của TX điều kiện học tập của các 
cháu gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất còn thiếu nhiều. - Tổng số 
học sinh: 30 trẻ, số lượng cháu là người dân tộc thiểu số đông, có khả 
năng giao tiếp chậm hơn so với các trẻ người kinh ( 27/30 cháu ).
- Một số trẻ còn nhút nhát, ngôn ngữ còn nhiều hạn chế, vốn từ của trẻ 
chưa phong phú, quá trình trải nghiệm, tiếp xúc với môi trường bên 
ngoài còn có những hạn chế nhất định. - Một số trẻ còn nói ngọng, 
phát âm không chuẩn nên khó khăn trong việc đọc , đóng kịch,..... NỘI DUNG BIỆN PHÁP * Hình thức :   Chú trọng đầu tư giáo án và giáo cụ 
 trực quan 
      Việc chuẩn  bị  chu  đáo  của  cô  là  một  trong 
những yếu tố quan trọng mang lại sự thành công 
cho hoạt động học tập, trong đó hoạt động “Làm 
quen  với  Văn  học”  mang  nét  đặc  trưng  riêng.                         
Muốn tổ chức hoạt động tốt cần phải có sự đầu 
tư tốt: như đầu tư cho việc nghiên cứu tác phẩm, 
đầu tư cho việc soạn bài, trang bị giáo án, chuẩn 
bị tốt đồ dùng, đồng thời giáo viên phải thuộc và 
nắm chắc nội dung tác phẩm.Từ đó nghiên cứu 
bài soạn để xác định mục đích yêu cầu của từng 
thể loại mà sử dụng phương pháp, biện pháp để 
tổ chức  hoạt động và truyền thụ kiến thức  cho 
phù hợp với đặc điểm chung cả lớp và phù hợp 
với từng đối tượng.
    Nghiên cứu, tham khảo tài liệu hướng dẫn và 
tham  gia  học  tập  chuyên  đề,  thường  xuyên  dự 
giờ của những giáo viên giàu kinh nghiệm, tham 
gia  thao  giảng  và  dự  thi  giáo  viên  giỏi  cấp 
trường.... Sử dụng tranh chuyện kể bằng 
 hình hộp, con rối bằng vải vụn
 Con rối làm bằng lon bia, hộp sữa * Hoạt động ngoài trời:
      Trong các buổi dạo chơi ngoài trời trẻ được hít được không khí trong lành, tâm hồn trẻ 
được thoải mái, cô tạo cho trẻ quan sát trong bối cảnh thực và tận dụng mọi lúc mọi nơi, 
khích lệ trẻ khám phá, hướng sự quan tâm, chú ý của trẻ tới đối tượng quan sát.
       Quá trình đi dạo, cô cho trẻ vừa đi, vừa đọc những bài thơ đã học theo chủ điểm, quây 
quần dưới bóng mát, tổ chức cho trẻ đọc thơ theo nhóm đối đáp với nhau, làm quen với 
những bài đồng dao, ca dao nói về thiên nhiên, về quê hương đất nước, về tình cảm gia đình, 
những câu thơ đoán tên nhân vật, con vật .v.vCho trẻ xem truyện tranh, kể chuyện theo 
tranh, dùng phấn vẽ lên sân những nhân vật trong truyện cổ tích mà trẻ thích, hoặc lựa chọn 
cá nguyên vật liệu như dùng lá cây  làm mũ đội để đóng kịchcho trẻ làm quen với những 
bài thơ, câu chuyện sắp học .Qua đó giúp trẻ tăng thêm vốn từ, sự hiểu biết về thế giới 
xung quanh trẻ,  phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và khả năng phán đoán ở trẻ. 
      Các môn học trong chương trình luôn có sự tương hỗ lẫn nhau như hoạt động “Làm quen 
với “ Văn học” được lồng ghép với các hoạt động khác, quá trình tổ chức hoạt động làm 
quen với văn học, các hoạt động khác cũng được tích hợp, đan xen một cách hợp lý và chặt 
chẽ dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Chẳng hạn khi dạo chơi xong trẻ 
chơi trò chơi tự do trẻ có thể sử dụng những chiếc lá sẵn có tại địa phương như lá mít, lá sẵn, 
lá bơ ,.... Trẻ sử dụng lá làm mũ đóng kịch. Hoạt động vui chơi :
     Hoạt động vui chơi của trẻ là con đường để phát triển tình cảm và kỹ năng giao 
tiếp vơi nhau, đối với những trẻ còn khó khăn về ngôn ngữ hoặc chưa mạnh dạn, tự 
tin, sẽ giúp trẻ kết nối với nhau một cách tự nhiên, trò chơi đối với trẻ là một sự thể 
hiện phản ánh độc đáo, sáng tạo của trẻ với môi trường xung quanh, đặc biệt với trò 
chơi phân vai, trò chơi đóng kịch, tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch vào những buổi 
chung vui cuối tuần, với những trang phục đẹp, ngộ nghĩnh như: rối, mặt nạ, mũ , 
trẻ sẽ rất hào hứng và thích thú, hoặc tổ chức dưới hình thức“Chương trình dành cho 
người yêu văn học, “Liên hoan văn nghệ”
     Qua hoạt động đóng kịch, trẻ truyền đạt lại nội dung truyện, “Làm sống lại tâm 
trạng, hành động, ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong tác phẩm. Đồng thời thể 
hiện tình cảm và sự đánh giá của trẻ đối với nhân vật”. Trước khi cho trẻ đóng kịch, 
cô cần giúp trẻ nhớ lại nội dung truyện, biết thể hiện tính cách, tâm trạng các nhân 
vật trong truyện, chuẩn bị phần kịch bản chu đáo sáng tạo để nội dung thêm phong 
phú, hấp dẫn. Chú ý đến cách tổ chức, hình thức biểu diễn, những đồ dùng và trang 
phục sao cho phù hợp với nội dung từng truyện, cũng có thể cô hoặc một trẻ là người 
dẫn truyện, nhưng có khi trẻ tự cùng nhau biểu diễn .
  Trẻ tìm chữ cái đã học qua trò chơi câu cá Bảng so sánh mức độ đạt được sau khi sử dụng 
 các biện pháp:
 Mức độ cảm thụ văn học của trẻ Số lượng Tỉ lệ
 Nghe hiểu,biết đọc thơ kể chuyện 
 6 20 %
Trước theo tranh
 Thể hiện cảm xúc nghe kể còn 
 15 50%
 lúng túng
 Số trẻ nhút nhát, thụ động khi 
 9 30 %
 tham gia vào hoạt động
 Mức độ cảm thụ văn học của trẻ Số lượng Tỉ lệ
 Nghe hiểu,biết đọc thơ kể chuyện 
 20 66,7 %
 theo tranh
 Sau Thể hiện cảm xúc nghe kể còn 
 9 30 %
 lúng túng
 Số trẻ nhút nhát, thụ động khi tham 
 1 0,3%
 gia vào hoạt động Cảm ơn Ban giám khảo đã lắng nghe
 Kính chào 
        Và
  tạm biệt 

File đính kèm:

  • pptxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_lam_que.pptx