Chuyên đề Kế hoạch hoạt động trong tuần - Chủ đề: Bản thân

doc 35 Trang mamnon 152
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Kế hoạch hoạt động trong tuần - Chủ đề: Bản thân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Kế hoạch hoạt động trong tuần - Chủ đề: Bản thân

Chuyên đề Kế hoạch hoạt động trong tuần - Chủ đề: Bản thân
 MỤC TIÊU
 CHỦ ĐỀ : BẢN THÂN
 Thời gian thực hiện 2 tuần:Từ ngày 30/09 đến ngày 11/10/2019
STT Mục tiêu giáo dục
 1. Phát triển thể chất: 
1 Chỉ số 2: Thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục
2 Chỉ số 5: Đi, chạy thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh.
3 Chỉ số 16: Tự cài, cởi cúc
4 Chỉ số 19: Biết ăn để chóng lớn, khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức 
 ăn khác nhau
5 Chỉ số 30: Biết và không ăn uống một số thứ có hại cho sức khỏe
 2. Phát triển nhận thức:
6 Chỉ số 45:So sánh hai đối tượng về kích thước và nói được các từ: To hơn/ 
 nhỏ hơn, dài hơn/ ngắn hơn, cao hơn/ thấp hơn, bằng nhau.
7 Chỉ số 46: Nhận dạng và gọi tên các hình: Tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.
8 Chỉ số 47: Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong 
 không gian so với bản thân.( phía trên, dưới, trước, sau, phải, trái )
9 Chỉ số 48: Nói được tên, tuổi, giới tính, nhu cầu, ước mơ của bản thân khi 
 được hỏi, trò chuyện
10 Chỉ số 53. Kể tên một số lễ hội: Ngày khai giảng, Tết Trung thuqua trò 
 chuyện, tranh ảnh.
11 Chỉ số 55: Nhận biết được 1 và nhiều
 3. Phát triển ngôn ngữ:
12 Chỉ số 66: Kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân như: 
 thăm ông bà, đi chơi, xem phim,..
13 Chỉ số 67: Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng giao...
14 Chỉ số 68: Kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn.
 4. Phát triển tình cảm xã hội
15 Chỉ số 79: Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân.
 5. Phát triển thẩm mỹ:
16 Chỉ số 97: Chú ý nghe, thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài 
 hát, bản nhạc; Thích nghe đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; Thích nghe kể 
 câu chuyện.
17 Chỉ số 105: Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ. 
18 Chỉ số 107: Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
 1 nghe đọc thơ, đồng dao, ca đọc thơ, đồng dao, ca dao, 
dao, tục ngữ; Thích nghe tục ngữ; Thích nghe kể 
kể câu chuyện. câu chuyện.
Chỉ số 105: Tô màu kín, Hướng dẫn trẻ tô màu kín, HĐH Tạo hình: - Tô màu 
không chờm ra ngoài không chờm ra ngoài mũ bé trai, bé gái
đường viền các hình vẽ. đường viền các hình vẽ. 
 3 bé ngoan
 TC: Đoán tên 
 bạn hát
V. Hoạt TÊN NỘI YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC 
động góc GÓC DUNG THỰC 
 HIỆN
 Cấp Trẻ biêt chế Đồ chơi nấu * Thỏa thuận 
 dưỡng biến , nấu các ăn , búp bê trước khi 
 món ăn các loai rau chơi.
 Góc phân Bán hàng Trẻ biết niềm củ,quả Cô cho trẻ 
 vai nở với khách Đò dùng học chọn góc chơi 
 hàng tập sau đó tỏ 
 Bác sĩ phải ân Đồ chơi chức cho trẻ 
 Bác sĩ, cần với bệnh bác sỹ. tự thỏa thuận 
 nhân vai chơi với 
 Nôi, Trẻ nôi, tô -Đồ dùng nhau.
 ghép,tô ghép đúng Tranh ảnh, 
 Góc học đúng các các nhóm cao bút
 tập nhóm cao hơn, thấp hơn * Tổ chức 
 hơn, thấp chơi.
 hơn - Cô bao quát 
 trẻ giúp trẻ 
 thể hiện các 
 vai chơi và 
 tạo tình 
 huống cho trẻ 
 Trẻ biết dùng Đồ chơi lắp xử lý.
 các vật liệu ghép, gạch, 
 Góc xây Xây nhà để xây hoàn các loại cây 
 dựng lắp của bé thành công xanh * Nhận xét 
 ráp trình đẹp hợp sau khi chơi.
 lý góc chơi nhận 
 Bé tập làm Trẻ biết vẽ, tô Họa báo xét và nhắc 
 họa sĩ màu, xé dán Bút màu, trẻ cất đồ 
 tranh trong giấy, hồ chơi gọn 
 Góc nghệ chủ đề dán gàng
 thuật -Tré hát múa Dụng cụ âm 
 Bé làm ca nhảy các bài nhạc
 sĩ hát trong chủ 
 đề
 Chăm sóc Trẻ Cây cảnh và 
 Góc thiên cây xanh biết tưới dụng cụ làm 
 nhiên nước, bắt sâu, vườn 
 nhổ cỏ cho 
 cây
 5 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 NHÁNH 1: BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
 Thứ hai, ngày 30 tháng 09 năm 2019
I. ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - THỂ DỤC SÁNG
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết thời tiết hôm này như thế nào đề bảo vệ sức khỏe và mặc đồ phù hợp.
- Trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi ngoài trời và các loại nguyên vật liệu khác nhau 
phát triển khả năng sáng tạo, kỹ năng chơi các trò chơi vận động và trò chơi dân gian.
2. Chuẩn bị
- Các đồ chơi như tranh ảnh về các chất dinh dưỡng cho trẻ, cát, nước, đồ chơi xích 
đu..
3. Tiến trình buổi chơi
a. Hoạt động có chủ đích
* Quan sát không chủ định: Cô cho trẻ quan sát bầu trời mây, mưa, nắng, gió
- Ôn bài cũ: Cho trẻ xem tranh câu chuyện đôi bạn tốt
- Làm quen bài mới: Bật tại chỗ
* Quan sát có chủ định: Quan sát tranh ảnh về các chất dinh dưỡng 
- Cô dặt câu hỏi với trẻ bức tranh gì đây?......
- Giáo dục trẻ tập thể dục thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh
b. Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
* Luật chơi: Mèo phải chui đúng lỗ chuột đã chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài 1 lần 
chơi
* Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cầm tay nhau giơ cao lên đầu. Chọn 2 trẻ 
sức tương đường nhau: Một trẻ làm mèo, một trẻ làm chuột, đứng giữa vòng tròn dựa 
lưng vào nhau. Khi nào cô hô “Hai - ba” thì “chuột” chạy và “mèo” đuổi “chuột”. 
“Chuột” chui và lỗ nào thì “mèo” phải chui đúng vào lỗ ấy. “Mèo” bắt được “chuột” 
coi như “mèo” thắng cuộc, nếu không bắt được “chuột” thì coi như “mèo” bị thua 
c. Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành
* Luật chơi: Khi nào đọc đến chữ ộp thì nắm tay vào bắt ngón tay của các bạn.
* Cách chơi: Khoảng 3-4 trẻ một nhóm, một trẻ làm cái xòe bàn tay ra, các trẻ khác 
đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay trẻ làm cái. Trẻ làm cái vùa gõ ngón tay vùa đọc 
theo nhịp lời hát. Đến câu cuối cùng trẻ làm cái nắm tay vào để bắt các ngón tay của 
các bạn. Các bạn phải rút nhanh các ngón tay ra khỏi bàn tay của trẻ làm cái, ai bị cái 
bắt ngón tay thì xòe bàn tay ra cho các bạn chơi tiếp.
d. Chơi tự do
Trẻ vẽ theo ý thích của trẻ, xâu lá làm đồ chơi, chơi với đồ chơi có sẵn
III. HOẠT ĐỘNG CHUNG: Phát triển thể chất (TD)
 BẬT TẠI CHỖ
1. Mục đích yêu cầu 
a. Kiến thức
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi bật
b. Kỹ năng
- Luyên kỹ năng vân động khéo léo ở trẻ
- Luyên tính kỷ luật cho trẻ 
 7 VII. NHẬN XÉT TUYÊN DƯƠNG BÌNH CỜ TRẢ TRẺ
VIII. NHẬN XÉT TRONG NGÀY
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 NHÁNH 1: BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
 Thứ ba, ngày 01 tháng 10 năm 2019
I. ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - THỂ DỤC SÁNG
- Tổ chức cho trẻ tập theo nhạc 
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết thời tiết hôm này như thế nào đề bảo vệ sức khỏe và mặc đồ phù hợp.
- Trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi ngoài trời và các loại nguyên vật liệu khác nhau 
phát triển khả năng sáng tạo, kỹ năng chơi các trò chơi vận động và trò chơi dân gian.
 2. Chuẩn bị
- Các đồ chơi như tranh ảnh cô giáo và các bạn, cát nước, đồ chơi xích đu.. 
3.Tiến trình buổi chơi
a. Hoạt động có chủ đích
* Quan sát không chủ định: Tùy vào tình hình quan sát
- Cô cho trẻ quan sát bầu trời mây, mưa, nắng, gió
- Ôn bài cũ: Cho trẻ bật tại chỗ
- Làm quen bài mới: Tìm hiểu về cơ thể cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
* Quan sát có chủ định: Trò chuyện với trẻ về tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
- Cô dặt câu hỏi với trẻ bức tranh gì đây?......
- Giáo dục trẻ tập thể dục thường để có cơ thể khỏe mạnh
b. Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
* Luật chơi: Mèo phải chui đúng lỗ chuột đã chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài 1 lần 
chơi
* Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cầm tay nhau giơ cao lên đầu. Chọn 2 trẻ 
sức tương đường nhau: Một trẻ làm mèo, một trẻ làm chuột, đứng giữa vòng tròn dựa 
lưng vào nhau. Khi nào cô hô “Hai - ba” thì “chuột” chạy và “mèo” đuổi “chuột”. 
“Chuột” chui và lỗ nào thì “mèo” phải chui đúng vào lỗ ấy. “Mèo” bắt được “chuột” 
coi như “mèo” thắng cuộc, nếu không bắt được “chuột” thì coi như “mèo” bị thua 
 c. Trò chơi dân gian: Chi chi chành chành
 * Luật chơi: Khi nào đọc đến chữ ộp thì nắm tay vào bắt ngón tay của các bạn.
 * Cách chơi: Khoảng 3-4 trẻ một nhóm, một trẻ làm cái xòe bàn tay ra, các trẻ khác 
đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay trẻ làm cái. Trẻ làm cái vùa gõ ngón tay vùa đọc 
theo nhịp lời hát. Đến câu cuối cùng trẻ làm cái nắm tay vào để bắt các ngón tay của 
các bạn. Các bạn phải rút nhanh các ngón tay ra khỏi bàn tay của trẻ làm cái, ai bị cái 
bắt ngón tay thì xòe bàn tay ra cho các bạn chơi tiếp.
 9 VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cho trẻ ôn bài cũ: Cho trẻ nhắc lại tên rau củ quả có chất gì
- Làm quen bài mới : Cho trẻ hát bài “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
- Dạy trẻ kỹ năng sống: Biết bảo vệ bản thân trước người lạ, người khác giới, biết giới 
tính của mình
- Mở nhạc tập cho trẻ một số động tác múa theo bài hát nhún chân, ký chân, cuộn cổ 
tay.... 
- Cho trẻ chơi trò chơi tự do theo ý thích
VII. NHẬN XÉT TUYÊN DƯƠNG BÌNH CỜ TRẢ TRẺ
VIII. NHẬN XÉT TRONG NGÀY
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 NHÁNH 1: BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
 Thứ tư, ngày 02 tháng 10 năm 2019
I. ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN - THỂ DỤC SÁNG
Thể dục sáng:Tổ chức cho trẻ tập theo nhạc bài tập theo nhạc
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết thời tiết hôm này như thế nào đề bảo vệ sức khỏe và mặc đồ phụ hợp.
- Trẻ được thỏa mãn nhu cầu chơi ngoài trời và các loại nguyên vật liệu khác nhau 
phát triển khả năng sáng tạo, kỹ năng chơi các trò chơi vận động và trò chơi dân gian.
 2. Chuẩn bị
- Các đồ chơi tranh ảnh về thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, mũ mèo, mũ chuột, cát, 
nước, đồ chơi xích đu.. 
 3.Tiến trình buổi chơi
 a. Hoạt động có chủ đích
* Quan sát không chủ định: Tùy vào tình hình quan sát
- Cô cho trẻ quan sát bầu trời mây, mưa, nắng, gió
- Ôn bài cũ: Tìm hiểu về cơ thể cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
- Làm quen bài mới: Hát bài nào chúng ta cùng tập thể dục
* Quan sát có chủ định: Quan sát tranh ảnh về tranh ảnh một số thực phẩm cần thiết 
cho cơ thể
- Cô dặt câu hỏi với trẻ bức tranh gì đây?......
- Trẻ biết được tên thực phẩm giàu chất bột, đường, béo....
- Giáo dục trẻ tập thể dục thường để có cơ thể khỏe mạnh
b. Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
* Luật chơi: Mèo phải chui đúng lỗ chuột đã chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài 1 lần 
chơi
 11 - Cho trẻ nhận xét bài của bạn
- Cô chọn những bức tranh tô màu đẹp hài hòa, tuyên dương trẻ, tô màu chưa hoàn 
thành cô nhắc nhở trẻ, lần sau tô màu đẹp hơn.
- Cho trẻ hát bài “Em ngoan hơn búp bê”
Kết thúc hoạt động 
- Thu dọn đồ dùng 
Tiết 2: ÂM NHẠC: NÀO CHÚNG TA CÙNG TẬP THỂ DỤC (MLMN)
 Trọng tâm: Dạy hát
 Nội dung kết hợp: Nghe hát : Bé khỏe bé ngoan
 Trò chơi : Đoán tên bạn hát
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
a. Kiến thức
- Trẻ hát thuộc bài hát, hát vui tươi, trẻ chú ý lắng nghe cô hát bài “Bé khỏe bé 
ngoan”, trẻ tham gia tích cực vào trò chơi âm nhạc 
b. Kỹ năng
- Luyên kỹ năng ca hát và nghe hát ở trẻ 
- Khả năng chú ý lắng nghe ở trẻ 
c. Giáo dục
- Trẻ chú ý vào tiết học 
2. CHUẨN BỊ
- Không gian tổ chức: Trong lớp 
- Đồ dùng : Máy cát sét, Phách trẻ, trống lắc
3. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, Đàm thoại, Thực hành, Trò chơi 
4. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chơi chính: Góc nghệ thuật
V. VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cho trẻ ôn bài cũ: Cho hát bài: Nào chúng ta cùng tập thể dục 
- Làm quen bài mới : Nhận biết cao thấp
- Dạy trẻ kỹ năng sống: Biết bảo vệ bản thân trước người lạ, người khác giới, biết giới 
tính của mình
- Mở nhạc tập cho trẻ một số động tác múa theo bài hát nhún chân, ký chân, cuộn cổ 
tay.... 
- Cho trẻ chơi trò chơi tự do theo ý thích
VII. NHẬN XÉT TUYÊN DƯƠNG BÌNH CỜ TRẢ TRẺ
VIII. NHẬN XÉT TRONG NGÀY
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
 13 3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất để cơ thể cao lớn
II. chuẩn bị
Địa điểm: Trong lớp
Đồ dùng: Mỗi trẻ một rổ đựng hai con búp bê cao - thấp khác nhau- Bốn bức tranh và 
một số búp bê cao - thấp- Keo, đĩa, rổ.
*Đồ dùng của cô: Máy tính.- Mô hình
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành
III. Quá trình hoạt động
Hoạt động 1: Ổn định, Gây hứng thú, Ôn bài củ
Cô cho trẻ hát bài : “múa cho mẹ xem” trò chuyện với trẻ về chủ đề
Cho trẻ tìm đồ chơi trong lớp có số lượng 1 và nhiều
*Cô cho cháu chơi : “ trời tối , trời sáng”
Hoạt động 2: Nhận biết phân biệt cao thấp
Cô xuất hiện búp bê trai .- Búp bê gì đây?
*Cô chơi úm ba la.
- Cô xuất hiện tiếp búp bê bé gái.
 Cho trẻ so sánh:
+ Búp bê trai và gái như thế nào với nhau?
+ Vì sao con biết búp bê trai cao hơn búp bê gái
- Để muốn biết búp bê nào cao hơn thì cô sẽ cho búp bê trai đứng cạnh bên búp bê 
gái. 
- Vậy búp bê nào cao hơn ? 
- Vì sao con biết búp bê gái thấp hơn búp bê trai ?
=> Cô tóm lại, búp bê nữ thấp hơn búp bê nam
Vì búp bê nam thừa ra 1 đoạn.
- Cô cho cả lớp đồng thanh cao - thấp 
- Con nhìn xem xung quanh lớp có những đồ dùng đồ chơi nào cao - thấp ?(Mời trẻ)
Hoạt động 3: Trò chơi
* Trò chơi 1: “Bé nhanh, bé khéo
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội 
+Mỗi đội có 2 bức tranh và 1 cái rổ trong rổ có rất nhiều búp bê, nhiệm vụ của 2 đội 
là hãy chọn búp bê nam đứng một hàng và búp bê gái đứng một hàng.
- Luật chơi : Nếu đội nào dán đúng và nhiều búp bê hơn thì đội đó thắng .
Trò chơi 2:“Bé thi tài
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 nhóm Mỗi nhóm có 1 vườn hoa nhiệm vụ của 2 nhóm 
là lên chọn hoa cao mang về tặng cho bạn búp bê cao, hoa thấp mang về tặng cho bạn 
búp bê thấp.
- Luật chơi Nhóm nào chọn đúng và nhiều hoa hơn thì nhóm đó thắng
* Kết thúc: Cháu hát 1 bài
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chơi chính: Góc học tập
V. VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cho trẻ ôn bài cũ: Nhận biết cao thấp
- Làm quen bài mới : Cho trẻ nghe câu chuyện “Gấu con bị đau răng”
 15 - Lá lại thua kéo và dùi vì kéo cắt được lá và dùi chọc thủng lá
* Cách chơi: Hai trẻ quay mặt vào nhau, tay phải nắm lại đung đưa trước mặt và đọc 
đồng dao. “Oăn tù tì, ra cái gì, ra cái này” trong đó nắm tay là búa; nắm tay, chỉ giơ 1 
ngón tay ra là dùi; xòe ngửa bàn tay ra là lá; giơ ngón tay trỏ và ngón giữa, ngón khác 
nắm lại là kéo. Ai bị thua thì phải bò một vòng, trò chơi tiếp tục.
4. Chơi tự do: Trẻ vẽ theo ý thích của trẻ, xâu lá làm đồ chơi, thuyền, chơi với đồ 
chơi có sẵn
III. HOẠT ĐỘNG CHUNG: Phát triển ngôn ngữ
 Chuyện: GẤU CON BỊ ĐAU RĂNG 
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
a. Kiến thức
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc
- Trẻ nhớ được nội dung câu chuyện và kể lại được từng đoạn chuyện.
b. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng chải răng, phát triển ngôn ngữ.
c. Giáo dục
- Giáo dục trẻ không nên ăn bánh kẹo nhiều dễ bị hư răng và biết phải giữ gìn răng 
miệng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
- Trẻ có thái độ chú ý trong giờ
2. CHUẨN BỊ
- Không gian tổ chức: Trong lớp học 
- Đồ dùng: Tranh có nội dung về câu chuyện 
3. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan Đàm thoại Thực hành
4. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Ổn định - trò chuyện - giới thiệu bài
- Cô và trẻ đọc bài thơ “Cái lưỡi” trò chuyện về các giác quan.
- Trò chuyện về chủ đề nhánh
- Hôm nay cô kể cho các con nghe câu chuyện gấu con bị đau răng nhé. 
Hoạt động 2
- Cô giới thiệu tên chuyện.
- Cô kể chuyện lần 1.
- Lần 2 có tranh minh hoạ, giảng từ khó
- Các con vừa nghe cô đọc câu chuyện gì?
Hoạt động 3: Đàm thoại
- Trích dẫn từng đoạn chuyện.
+ Sâu răng đã kể về ai?
+ Món ăn sâu răng thích nhất là gì?
+Một hôm vào ngày gì của gấu con? các bạn đã mang những món quà gì đến tặng gấu 
con?
+ Khi các bạn ra về thì gấu con không chịu làm việc gì mà lại nhảy tót lên giường đi 
ngủ?
+ Đêm đó gấu con bị đau gì?
+ Gấu mẹ đưa gấu con đi đâu?
+ Bác sĩ dặn gấu con như thế nào?
+ Từ đấy gấu con đã chăm chỉ làm việc gì?
- Cô giáo dục trẻ về cách giữ gìn vệ sinh răng miệng.
 17 MẠNG HOẠT ĐỘNG
 NHÁNH 2: LỚN LÊN BÉ SẼ LÀM GÌ
 Ngày thực hiện: ngày 07/ 09 đến 11/ 10 năm 2019
 MỤC TIÊU MẠNG NỘI DUNG MẠNG HOẠT ĐỘNG
 1. Phát triển thể chất
 Chỉ số 2:Thực hiện đủ các Dạy trẻ tập các động tác HĐH Thể dục: bật về 
động tác trong bài tập thể thể dục theo hướng dẫn phía trước
dục
 Chỉ số 5: Đi, chạy thay đổi Thực hiện được các kiểu Tạo tình huống cho trẻ vào 
 tốc độ theo đúng hiệu đi, chạy theo lời cô các hoạt động mọi lúc mọi 
 lệnh. nơi
 Chỉ số 16: Tự cài, cởi cúc -Biết mặc áo, Tự cài cúc, Tạo tình huống cho trẻ vào 
 áo khi cởi áo tự cởi cúc các hoạt động nhóm, hoạt 
 động mọi lúc mọi nơi
 2. Phát triển nhận thức
 Chỉ số 46: Nhận dạng và Trẻ biết Nhận dạng và gọi HĐH LQVT: nhận biết 
gọi tên các hình: Tròn, tên các hình: Tròn, vuông, hình vuông, hinh tròn 
vuông, tam giác, chữ nhật. tam giác, chữ nhật
 Chỉ số 48: Nói được tên, Trẻ biết tên tuổi, giới tính, HĐH KPKH: lớn lên bé 
 tuổi, giới tính, nhu cầu, nhu cầu, ước mơ của bản sẽ làm gì
 ước mơ của bản thân khi thân khi được hỏi, trò 
 được hỏi, trò chuyện chuyện
 Chỉ số 53. Kể tên một số Biết đặc điểm của một số Tạo tình huống cho trẻ vào 
 lễ hội: Ngày khai giảng, ngày lễ hội trong năm các hoạt động mọi lúc mọi 
 Tết Trung thuqua trò nơi
 chuyện, tranh ảnh
 Chỉ số 55. Nhận biết được - Biết số 1 và các số nhiều Tạo tình huống cho trẻ vào 
 1 và nhiều. hơn các hoạt động, hoạt động 
 mọi lúc mọi nơi
 3. Phát triển ngôn ngữ
 Chỉ số 67: Đọc thuộc bài Trẻ thuộc bài thơ, ca dao, HĐH LQVVH:
 thơ, ca dao, đồng giao... đồng giao... Thơ: Đôi mắt của em
 4. Phát triển TC xã hội 
 Chỉ số 79: Nói được tên, Trẻ nói được tên, tuổi, giói Bé tự giới thiệu và tìm 
 tuổi, giới tính của bản tính của bản thân khi cô hiểu cơ thể của mình 
 thân. và bạn hởi mlmn
 5. Phát triển thẩm mỹ:
 Chỉ số 97: Chú ý nghe, Trẻ biết chú ý nghe, thích HĐH Âm nhạc: 
 thích được hát theo, vỗ được hát theo, vỗ tay, Hát: Lớn lên cháu láy máy 
 tay, nhún nhảy, lắc lư theo nhún nhảy, lắc lư theo bài cày
 bài hát, bản nhạc; Thích hát, bản nhạc; Thích nghe 
 nghe đọc thơ, đồng dao, ca đọc thơ, đồng dao, ca dao, 
 dao, tục ngữ; Thích nghe tục ngữ; Thích nghe kể 
 kể câu chuyện. câu chuyện.
 19 KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRONG TUẦN .
 CHỦ ĐỀ NHÁNH : LỚN LÊN BÉ SẼ LÀM GÌ
 Thực hiện ngày : 07 đến 11 / 10 / 2019
Hoạt Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu
động
1. Đón - Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ nhẹ nhàng , trao đổi với phụ huynh về việc 
trẻ trò học tập và chơi ở lớp .
chuyện - Hướng dẫn trẻ quan sát các góc chơi, Trò chuyện với trẻ về chủ đề Lớn 
với lên bé sẽ làm gì
trẻ sáng Mở nhạc cho trẻ nghe các bài hát, bài thơ, câu chuyện trong chủ đề
 Khởi động : Cho trẻ khởi động theo bài hát” Đồng hồ báo thức” đi thành 
 vòng tròn kết hợp các kiểu đi nhanh , chậm , nhón , kiễng chân sao đó về 
 3 hàng dọc .
 Tập theo nhạc với bài : chim bồ câu trắng
2.Thể Động tác 1 : 2 tay dang ngang đưa vào trước miệng. 
dục Động tác 2 : 2 tay đưa lên cao , ra trước, sang ngang,
buổi Động tác 3 : 2 tay dang ngang, , 1 tay chống hông, 1 tay đưa sang ngang
sáng Động tác 4 : 2 tay dang ngang, cúi người, 1 tay lên cao, 1 tay chạm mũi 
 chân
 Động tác 5: Nhún 2 chân đung đưa
 Động tác 6: đưa 2 tay lên cao, nhảy chân trước, chân sau
 -Quan sát Quan sát Quan sát Quan sát Quan sát nghề 
 nghề xây Nghề thợ Nghề bác sĩ nghề làm làm nông 
3. Hoạt dựng may nông
động - TCVĐ. - TCVĐ. - TCVĐ. - TCVĐ. -TCVĐ: Gieo hạt
ngoài Lấy đúng Lấy đúng Lấy đúng Gieo hạt
trời dụng cụ dụng cụ dụng cụ nghề
 nghề nghề - TCDG: - TCDG:
 - TCDG: - TCDG: Kéo cưa lừa - TCDG: Tập tầm vong
 Kéo cưa Kéo cưa xẻ Tập tầm 
 lừa xẻ lừa xẻ vong
4,HĐ Thể dục: KPKH: TẠO HÌNH: LQVT: Văn học: 
chung bật về lớn lên bé trang trí khăn Nhận biết Thơ: Đôi mắt của 
có mục phía trước sẽ làm gì mùi soa hình vuông, em
đích học ÂM NHẠC hình tròn 
tập. Lớn lên cháu 
 láy máy cày
 NH: bàn tay 
 mẹ TC: son 
 mi
5.HĐ Tên góc Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Tổ chức thực 
góc hiện
 21 cờ, trả Trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan.
trẻ Trẻ đi học đều, đúng giờ, vệ sinh sạch sẻ
 Cất đồ chơi đúng nơi quy định
 Biết chào hỏi lễ phép
 Tổ chức cho trẻ tự bình cờ
 Cuối tuần cho trẻ tổng hợp số cờ trẻ được cắm
 * Trả trẻ:
 Trả trẻ tận tay phụ huynh và trao đổi với phụ huynh về biểu hiện bất 
 thường của trẻ ở trường 
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 23 1. Kiến thức
- Trẻ biết bật tiến về phía trước
2. Kỹ năng
- Luyên kỹ năng vân động khéo léo ở trẻ
- Luyên kỹ năng bật tiến về phía trước cho trẻ 
3. Giáo dục
- Trẻ chú ý trong giờ học, chăm luyện tập 
II. Chuẩn bị: Trống lắc, sân thoáng sạch, vòng
III. Phương pháp: Trực quan, Đàm thoại, Thực hành, Trò chơi
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Trò chuyện - Khởi động 
- Cô cho trẻ xếp hàng nhanh 
- Tổ chức cho trẻ đi các kiểu đi bằng mũi chân, gót chân, bàn chân 
* Hoạt động 2: Trọng động 
a.Bài tập phát triển chung 
- Động tác tay: Hai tay đưa lên cao gập vào vai 
- Động tác chân: Đưa hai tay dang ngang đưa chân đá lên cao và đưa tay vào chạm 
mũi chân 
- Động tác bụng: Đưa tay lên cao cúi gập người 
- Động tác bật : Bật về phía trước 
-Tập 2 động tác nhấn mạnh: Động tác tay và Động tác chân
b.Vận động cơ bản
- Hôm nay cô dạy các con bật tiến về phía trước.
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2 và hướng dẫn cháu thực hiện:Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” cô đứng 
sau vạch kẻ, người đứng thẳng, 2 tay đưa ra trước, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh 
bật tiến về phía trước, các con lấy đà và bật tiến về phía trước, bật xong đứng về cuối 
hàng.
- Gọi hai trẻ lên làm thử sửa sai
- Tổ chức cho trẻ thực hiện 
- Cô bao quát động viên trẻ 
Trò chơi: Về đúng nhà của mình
* Luật chơi: Nếu về sai thì phải chạy một vòng xung quanh lớp
* Cách chơi: Cô có 2 cái vòng 2 màu tượng trưng cho 2 nhà, khi cô hô về nhà các 
bạn nữ về nhà màu đỏ, bạn nam về nhà màu xanh.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh 
- Tổ chức cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu 
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chơi chính: góc xây dựng
V. VỆ SINH ĂN TRƯA NGỦ TRƯA
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Ôn bài củ: cho trẻ bật về phía trước
* Làm quen bài mới: cho trẻ nói về ước mơ của bé khi lớn lên
* Dạy kỹ năng dạy trẻ biết tự cài và cởi cúc áo
- Mở nhạc tập cho trẻ một số động tác múa theo bài hát nhún chân, ký chân, cuộn cổ 
tay.... 
- Cho trẻ chơi trò chơi tự do theo ý thích
 25 Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy 
trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người.
Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là:
Kéo cưa lừa xẻ - Ông thợ nào khỏe - Về ăn cơm vua - Ông thợ nào thua - Về bú tí mẹ.
4. Chơi tự do
Cô giới thiệu đồ chơi và bao quát trẻ chơi
Nhận xét và nhắc nhở trẻ vệ sinh sau khi chơi.
III. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 KPKH: ĐỀ TÀI: LỚN LÊN BÉ SẼ LÀM GÌ
1. Mục đích yêu cầu
 - Trẻ biết được một số nghề trong xã hội .- Mỗi nghề đều có 1 công việc khác nhau, 
từ đó trẻ có ước mơ sau này lớn lên bé sẽ làm gì?
 - Giáo dục trẻ biết chăm ngoan ,học giỏi ,vâng lời cô giáo ,ông bà ,bố mẹ.
 - Trẻ ham thích khám phá
2. Chuẩn bị
 Tranh ảnh một số nghề.1 số đồ dùng khác
- Tích hợp: thể dục. Toán, tạo hình
3. Phương pháp:
Trực quan, đàm thoại. 
4. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: ổn định, trò chuyện, dẩn dắt
Cô hát cháu nghe bài “em thêm một tuổi”.các con vừa nghe bài gì? Mỗi mùa xuân về 
các con thêm được mấy tuổi? Thêm một tuổi thì các con sẽ như thế nào?các con muốn 
sau này lớn lên sẽ làm nghề gì ?các con phải ngoan ,học giỏi ,để sau này lớn lên các 
con sẽ chọn cho mình một cái nghề 
Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại
- Cô đưa tranh vẽ từng nghề ra, đặt 1 số câu hỏi cho trẻ trả lời
- Bức tranh vẽ nghề gì?
- Bác sĩ đang làm gì?
- Khi đau phải đem đến ai?
- Các tranh vẽ về nghề khác cũng tương tự 
+ Cho trẻ so sanh giữa các nghề
- Các con muốn sau này lớn lên các con sẽ làm nghề gì?
- Cô cho trẻ nói lên ý thích khi lớn lên chọn nghề của trẻ.
Để chọn cho mình một cái nghề thì bây giờ các con phải làm gì?
Trước hết các con phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng,ngủ đủ giấc .luyện tập thể dục 
hàng ngày để có một sức khỏe tốt ,khỏe mạnh .
- có sức khỏe tốt các con đến trường đi học đầy đủ ,học giỏi .
- Sau này lớn lên các con thi vào các trường học thì mới chọn được nghề mà các con 
thích.
Hoạt động 3: trò chơi
- Trò chơi:” Chọn nghề” Cô cho trẻ chọn lô tô có nghề trẻ thích .Khi chọn xong cô hỏi 
trẻ con thích nghề gì ?
+ Cho trẻ đếm số thẻ lô tô
+ Trò chơi: Trẻ tô màu hình vẽ trẻ thích 
Kết thúc hoạt động: Lớp hát bài mừng sinh nhật
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
 27 b. Trò chơi vận động. “Lấy đúng các dụng cụ nghề”
Cách chơi: 
chia trẻ thành 3 đội đừng thành 3 hàng dọc khi có hiệu lệnh 3 trẻ đứng đầu hàng lên 
lấy các dụng cụ của nghề bác sĩ, trong 7 phút, đội nào lấy đúng và nhiều đội đó thắng 
cuộc
c. Trò chơi dân gian. “Kéo cưa lừa xẻ”
* Cách chơi:
Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy 
trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người.
Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là:
Kéo cưa lừa xẽ - Ông thợ nào khỏe - Về ăn cơm vua - Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ.
d. Chơi tự do
- Cô giới thiệu đồ chơi và bao quát trẻ chơi
Nhận xét và nhắc nhở trẻ vệ sinh sau khi chơi
III. HOẠT ĐỘNG CHUNG 
TIẾT 1: Âm nhạc LỚN LÊN CHÁU LÁY MÁY CÀY
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ hát thuộc bài hát ,vận động nhịp nhàng theo bài hát - Trẻ được nghe hát bài bàn 
tay mẹ .
- Trẻ chơi tốt trò chơi âm nhạc “ son mi” .
- Qua bài hát giáo dục trẻ biết yêu quí các nghề
- Trẻ ham thích học
* Tích hợp : Hát các bài trong chủ đề
2. Chuẩn bị 
* Địa điểm Trong lớp 
*Đồ dùng Trống lắc phách tre ,máy cát séc 
* Phương pháp: -dùng lời ,thực hành.
 3. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: ổn định, trò chuyện, dạy hát
Tuần này các con đang học chủ đề gì? Lớn lên các con thích làm nghề gì? Cô cho 
cháu trả lời. Qua bài hát” Lớn lên cháu lái máy cày hôm nay cô cháu mình cùng hát 
nhé
- Cô cùng trẻ hát bài hát một lần. cô nói lên nội dung của bài hát
- Cô dạy trẻ hát thuộc bài hát ,thi đua nhóm, tổ hát vỗ tay theo nhịp.
- Cô cho trẻ hát kết hợp làm động tác minh họa theo bài hát .
- Cô mời từng nhóm, cá nhân hát vận động ,
+ Cho trẻ hát các bài trong chủ đề
Hoạt động 2: nghe hát
- Các con ơi hằng ngày ở nhà ai nấu cơm cho các con ăn 
- Ai tắm cho các con ,ai ru các con ngủ,Vậy mẹ có yêu thương các con không? Yêu 
thương mẹ các con phải lạm gì?
- Để giúp các con biết mẹ là người vất vả như thế nào qua bài hát bàn tay mẹ. của 
nhạc sĩ Bùi Đình Thảo cô sẽ hát cho các con nghe nhé
- Cô hát cho trẻ nghe lần một .giảng nội dung bài hát
- Cô hát lần 2 làm động tác minh họa theo bài hát .
- Lần 3 cho trẻ nghe máy hát cô và trẻ cùng làm động tác minh họa .
 29 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 NHÁNH 2: LỚN LÊN BÉ SẼ LÀM GÌ?
 Thứ năm, ngày 10 tháng 10 năm 2019
I. ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN- THỂ DỤC SÁNG
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Mục đích yêu cầu
 - Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động trong môi 
trường không khí trong lành, thoáng mát. Cung cấp kiến thức về nghề nông Trẻ biết 
tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi.
- Phát triển vận động, phát triển xúc cảm tình cảm, phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời. Trẻ biết đoàn kết với bạn trong khi chơi. 
Biết giữ gìn vệ sinh chung
2. Chuẩn bị
- Cho trẻ quan sát 1 số tranh về nghề nông. Đồ chơi phục vụ trò chơi vận động và 
giân gian.
3. Tiến trình buổi chơi
a. Hoạt động có chủ đích.
* Quan sát không chủ đích: Tùy tình hình.
- Ôn bài cũ: Cho trẻ xem khăn mùi soa 
- Làm quen bài mới: Cho trẻ nhận biết hình vuông- hình tròn.
* Quan sát có chủ đích: Cho trẻ quan sát 1 về nghề nông. 
- Cô đàm thoại theo nội dung bức tranh
- Giáo dục trẻ.
b. Trò chơi vận động.” Gieo hạt”
* Cách chơi :
Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác 
vừa đọc từng câu của bài thơ.
Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt. - Nảy 
mầm :Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên -Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên - Hai cây 
: Yêu cầu giơ cao tay phải lên - Một nụ : Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống - 
Hai nụ :Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống - Một hoa :Cho trẻ ngửa bàn tay trái 
ra và xòe rộng các ngón tay - Hai hoa : Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các 
ngón tay- Mùi hương thơm ngát :Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm 
đọng tác ngửi hoa - Một quả :Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra
Hai quả : Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra
Gió thổi : Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái - 
Cây rung :Nghiêng người sang phải - Lá rụng : Cho trẻ ngồi thụp xuống - Nhiều lá : 
Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to : A!..A..A..
c. Trò chơi dân gian. “tập tầm vong”
* Cách chơi: Nhóm người chơi: 2 người 1 nhóm 
Ðố tay là một người nắm hai bàn tay lại và giấu một vật gì đó trong một bàn tay. Vừa 
đưa từng nắm tay ra vừa hát:
-Tập tầm vông - Tay không tay có - Tập tầm vó - Tay có tay không - Ðố ai lấy mắt - 
Ngó trong tay này - Tay nào có? -Tay nào không?
Người kia phải đoán trúng tay nào có dấu đồ vật mới được thắng thì được làm người 
đố tay. 
 31 VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Ôn bài củ: Cho trẻ chơi Hình vuông- hình tròn
Cách chơi: chia trẻ làm 3 nhóm cho trẻ choi với nhau đoán đúng tên các hình theo yêu 
cầu của cô
* Làm quen bài mới: Cho trẻ đọc thơ“ Đôi mắt của em”
* Dạy kỹ năng cho trẻ: dạy trẻ biết tự cài và cởi cúc áo
- Mở nhạc tập cho trẻ một số động tác múa theo bài hát nhún chân, ký chân, cuộn cổ 
tay.... 
- Cho trẻ chơi trò chơi tự do theo ý thích
VII. NHẬN XÉT TUYÊN DƯƠNG BÌNH CỜ TRẢ TRẺ
- Trẻ tự nêu tiêu chuẩn bé ngoan và cho trẻ tự bình cơ
VII. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY 
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
 NHÁNH 2: LỚN LÊN BÉ SẼ LÀM GÌ?
 Thứ sáu, ngày 11 tháng 10 năm 2019
I. ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN- THỂ DỤC SÁNG
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Mục đích yêu cầu
- Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động trong môi 
trường không khí trong lành, thoáng mát. Cung cấp kiến thức cho trẻ 1 số bức tranh 
về nghề nông. Trẻ biết tên trò chơi, biết cách chơi, luật chơi.
- Phát triển vận động, phát triển xúc cảm tình cảm, phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời. Trẻ biết đoàn kết với bạn trong khi chơi. 
Biết giữ gìn vệ sinh chung
2. Chuẩn bị
- 1 số tranh nghề nông cho trẻ quan sát . Đồ chơi phục vụ trò chơi vận động và giân 
gian.
3. Tiến trình buổi chơi
a. Hoạt động có chủ đích.
* Quan sát không chủ đích: Tùy tình hình.
- Ôn bài cũ: Cho trẻ chơi Hình vuông- hình tròn
- Làm quen bài mới: Cho trẻ đọc thơ“ Đôi mắt của em”
* Quan sát có chủ đích: Cho trẻ quan sát 1 bức tranh về nghề nông
- Cô đàm thoại theo nội dung bức tranh
+ Giáo dục trẻ.
b. Trò chơi vận động. .” Gieo hạt”
* Cách chơi :
Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác 
 33 - Đôi mắt của bạn nhỏ trong bài thơ được tác giả miêu tả như thế nào?
- Đôi mắt đã giúp gì cho bé ?
- Để đôi mắt luôn sáng, khỏe, đẹp thì chúng mình phải làm gì?
- Cho trẻ đặt tên cho bài thơ
Hoạt động 3: đọc thơ
- Cho cả lớp đọc bài thơ 1- 2 lần.
- Cho trẻ thi đua nhau đọc
- Cho trẻ đọc theo tổ, theo nhóm, cô chú ý sữa sai
- Cho trẻ đọc làm động tác minh họa theo bài thơ
 - cá nhân đọc.
Hoạt động 4: trò chơi
- Trò chơi : ai khéo tay
- Tô màu khuôn mặc của bé
Kết thúc hoạt động: Cho trẻ hát bài “Múa cho mẹ xem”
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chơi chính: góc học tập
V. VỆ SINH ĂN TRƯA NGỦ TRƯA
VI. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Ôn bài củ: Cho trẻ chơi ”ghép tranh đôi mắt”
Cách chơi: chia trẻ làm 3 nhóm cho trẻ choi với nhau nhóm nào ghép đúng nhóm đó 
chiến thắng
* Làm quen bài mới: Cô cho trẻ xem tranh gia đình của bé
* Dạy kỹ năng cho trẻ: : dạy trẻ biết tự cài và cởi cúc áo
- Mở nhạc tập cho trẻ một số động tác múa theo bài hát nhún chân, ký chân, cuộn cổ 
tay.... 
- Cho trẻ chơi trò chơi tự do theo ý thích
VII. NHẬN XÉT TUYÊN DƯƠNG BÌNH CỜ TRẢ TRẺ
- Trẻ tự nêu tiêu chuẩn bé ngoan và cho trẻ tự bình cờ
VII. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY 
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
 35

File đính kèm:

  • docchuyen_de_ke_hoach_hoat_dong_trong_tuan_chu_de_ban_than.doc