Giáo án Mầm non Lớp Lá - Thơ: Hạt gạo làng ta

docx 5 Trang mamnon 53
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Thơ: Hạt gạo làng ta", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Thơ: Hạt gạo làng ta

Giáo án Mầm non Lớp Lá - Thơ: Hạt gạo làng ta
 GIÁO ÁN BÀI THƠ
 Hạt gạo làng ta
 (Tác giả: Trần Đăng Khoa)
I. Mục đích yêu cầu 
+ Kiến thức: Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, đọc được bài 
thơ và thể hiện động tác minh họa, thể hiện được tình cảm qua bài thơ. Trẻ biết 
chơi trò chơi.
+ Kĩ năng: Trẻ chú ý nghe, ghi nhớ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rừ ràng. 
+ Thái độ: Giáo dục trẻ lòng biết ơn các bác nông dân, yêu quý và giữ gìn sản 
phẩm nghề nông.
II. Chuẩn bị
 - Tranh minh họa thơ “ Hạt gạo làng ta” trên máy tính.
 - Nhạc nền bài thơ, Tranh viết chữ bài thơ “Hạt gạo làng ta”. 
 - Nhạc bài hát “Hạt gạo làng ta”.
III. Tiến hành
 Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
 1.Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú:
 Chúng mình lại gần cô nào. - Trẻ xúm lại gần cô 
 - Cho cả lớp xem hình ảnh về quy tình làm ra hạt thóc - Trẻ lắng nghe
 của bác nông dân.( Xem trên màn hình)
 - Chúng mình vừa xem hình ảnh về ai? Làm gì?
 - Chúng mình thấy bác nông dân có vất vả không? 
 - Yêu các bác nông dân thì các con phải làm gì?(Ngoan 
 vâng lời, không dẫm lên lúa, nhổ cây) - Trẻ quan sát 
 À đúng rồi các con ạ để có bát cơm trắng ngần, các bác 
 nông dân rất vất vả cày cấy, vun trồng để làm ra những - Trẻ trả lời
 hạt gạo thơm ngon. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đó sáng 
 tác bài thơ “Hạt gạo làng ta” để ca ngợi nỗi vất vả nhọc 
 nhằn của các bác nông dân mà cô sẽ dạy cho chúng 
 mình đấy. - Trẻ lắng nghe
 2. Hoạt động 2: Nội dung
 - Cô đọc diễn cảm lần 1: Đọc thơ trên nền nhạc. (Thể 
 hiện động tác minh họa)
 - Cô vừa đọc xong bài thơ gì? Của tác giả nào?
 Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ (cả lớp, tổ, cá nhân.)
 * Cô núi: Để hiểu rõ hơn bài thơ chúng mình cùng quan 
 sát lên màn hình nghe cô đọc lại bài thơ nhé. - Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
 - Cô đọc lần 2 kết hợp tranh trên máy tính. Cô nói: À đúng rồi khổ thơ nói về sự vất vả của các bác 
nông dân không quản nắng mưa sương, gió cho dù nước 
nóng cá chết cua thì ngoi lên bờ nhưng bố mẹ vẫn phải 
lặn lội xuống ruộng để cày cấy đấy. - Trẻ trả lời theo ý hiểu
* Giải thích từ khó: Các con ạ trong khổ thơ hai có hai 
câu thơ: - Trẻ lắng nghe
- “Giọt mồ hôi xa” là hình ảnh những giọt mồ hôi của 
các bác nông dân rơi xuống khi làm việc dưới trời nắng.
- “Nước như ai nấu” là ánh nắng mặt trời chiếu xuống 
làm nước nóng giống như đun lên.
Cả lớp nhắc lại từ khó: Giọt mồ hôi xa, Nước như ai 
nấu.
Cô nói: Còn khổ thơ cuối cùng của bài thơ chúng mình 
hãy chú ý nhé.
 Hạt gạo làng ta
 Gửi ra tiền tuyến - Trẻ đọc từ khó
 Gửi về phương xa
 Em vui em hát
 Hạt vàng làng ta.
- Khổ thơ cô vừa đọc nói lên điều gì?(Hạt gạo gửi cho 
chú bồ đội) 
Cô nói: À đúng rồi đây là những kết quả lao động của 
các bác nông dân làm ra hạt thúc, hạt gạo còn ở thời 
chiến các bác còn gửi cho các chú bồ đội ở tiền tuyến, 
phương xa còn bây giờ là thời bình rồi các bác cũng làm - Trẻ trả lời theo ý hiểu
ra hạt thóc để đi xuất khẩu nữa. 
*Dạy trẻ đọc thơ: - Trẻ lắng nghe
* Cô nói: Để bày tỏ tình cảm biết ơn của các bác nông 
dân chúng mình cùng đọc bài thơ theo cô nào.
- Trẻ đọc theo cô bài thơ (2 lần).
* Cô nói: Các con đọc thơ rất hay rồi nhưng sẽ hay hơn 
và diễn cảm hơn khi có động tác minh họa và âm nhạc 
đấy. 
- Cả lớp đọc 1 lần trên nền nhạc. - Trẻ đọc thơ
- Cho tổ đọc. - Cả lớp đọc trên nền nhạc
- Cô cho nhóm nam, nhóm nữ đọc. - Tổ đọc
- Nhóm đọc. - Nhóm đọc
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho cá nhân đọc.
- Cô cho cả lớp đọc nối tiếp. - Cá nhân đọc 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_tho_hat_gao_lang_ta.docx