Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo triển khai và thực hiện các hoạt động thi đua trong nhà trường

doc 17 Trang mamnon 193
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo triển khai và thực hiện các hoạt động thi đua trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo triển khai và thực hiện các hoạt động thi đua trong nhà trường

Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo triển khai và thực hiện các hoạt động thi đua trong nhà trường
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Để thúc đẩy các hoạt động phong trào thi đua trong nhà trường, cho sự 
nghiệp giáo dục ” vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng 
người” thực hiện thi đua “ hai tốt” trong ngành giáo dục. Nhằm nâng cao giáo 
dục toàn diện và xây dựng đội ngũ giáo viên ngày càng lớn mạnh với mục đích 
của phong trào thi đua. Tổ chức phong trào thi đua nhằm tạo động lực động viên 
khuyến khích tập thể, cá nhân phát huy truyền thống yêu nước, hăng hái thi đua 
“ Dạy tốt – Học tốt” năng động sáng tạo, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm 
vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển giáo dục và 
đào tạo năm học.
 Các phong trào thi đua được xuất phát từ nhiệt huyết của từng cá nhân để 
dẫn đến sức mạnh tổng thể. Làm tốt công tác thi đua chính là thực hiện tốt 
nhiệm vụ chính trị, nó bao hàm tư tưởng chính trị, năng lực quản lý, năng lực 
đội ngũ, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đơn 
vị. Từ đó dẫn đến sự thống nhất khối đoàn kết nội bộ, cũng đừng quên rằng vai 
trò của người cán bộ quản lý cần phải phát huy sở trường, năng khiếu đặc biệt là 
đức tính cần cù, chịu thương chịu khó sẽ giúp người cán bộ quản lý tổ chức 
thành công các phong trào thi đua.
 Phong trào thi đua là một phong trào mũi nhọn phải đặc biệt chú trọng và 
phong trào đó phải được từng cá nhân trong đơn vị tập thể đó ý thức cao, góp 
sức chiến đấu của mình, để đơn vị tập thể đó nói riêng và xã hội nói chung ngày 
một phát triển. Từ nhu cầu nói trên sau nhiều năm thực tế trải nghiệm tôi quyết 
định trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Chỉ đạo triển khai và thực hiện các hoạt 
động thi đua trong nhà trường”.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 Phấn đấu xây dựng các hoạt động phong trào thi đua trong nhà trường 
ngày một đổi mới, phong phú, đa dạng và sáng tạo. Huy đông tối đa sức mạnh 
tổng hợp cả về vật chất lẫn tinh thân của cán bộ giáo viên nhân viên, học sinh, 
hội cha mẹ học sinh.
 Phát huy tính năng động sáng tạo trong mỗi phong trào thi đua. Nhân điển 
hình làm đòn bẫy cho các hoạt động phong trào kế tiếp. Đồng thời kêu gọi các 
nhà hảo tâm đóng chân trên địa bàn phường, ngoài phường ủng hộ vật chất để 
xây dựng và phát triển các phong trào thi đua ngày càng có hiệu quả, chất lượng.
 Công tác phong trào thi đua là một công tác rất quan trọng, qua các phong 
trào thi đua, phát huy được tinh thần làm chủ tập thể của đội ngũ giáo viên, học 
sinh, lớp tiên tiến, trường tiên tiến
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng: Các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, đoàn thanh niên, khối lá, 
khối chồi, mầm, giáo viên trong nhà trường, hội cha mẹ học sinh của các lớp, 
các nhà hảo tâm có tâm huyết với giáo dục tại địa phương.
 4. Giới hạn của đề tài.
 - Tất cả các kế hoạch chỉ đạo vế công tác thi đua của cấp trên. Kế hoạch 
hoạt đông cụ thể theo từng chủ đề của từng năm học của nhà trường. 
 1 II. PHẦN NỘI DUNG
 1.Cơ Sở Lý Luận
 Để tổ chức quản lý và chỉ đạo tốt các phong trào thi đua trong nhà trường 
trước hết người cán bộ quản lý phải chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
 Vai trò cán bộ quản lý trong nhà trường qua thực tế cho thấy ở độ tuổi 
mẫu giáo khả năng nhận thức của trẻ còn chậm song trong quá trình giáo dục 
thông qua các hoạt động học mà chơi, chơi mà học chúng ta vẫn phải nhìn nhận 
rằng bất cứ một hoạt động nào nếu chúng ta muốn có kết quả thì phải biết đặt 
vấn đề, có nghĩa là giao ước với trẻ qua hình thức “Thi đua”, dù chỉ là một 
tràng pháo tay, hay một bông hoa nhỏ như vậy sẽ khích lệ tinh thần cho trẻ, vừa 
tạo điều kiện cho trẻ tích cực phát huy. Nói như vậy không có nghĩa là tôi đang 
so sánh trẻ với người lớn mà đó chính thuộc tính tâm lý, bất kỳ trẻ con hay 
người lớn vẫn muốn làm được một việc gì đó được người khác ghi nhận và khen 
ngợi.
 Một đội ngũ được coi là mạnh, trước hết người cán bộ quản lý phải biết 
vận dụng mọi nguồn lực, phát huy mọi tài năng để mỗi cá nhân thấy rõ vấn đề 
thi đua là cánh cửa mở đường cho họ vươn tới mục đích và đỉnh cao, muốn đánh 
giá một cá nhân trong một đội ngũ ít nhất phải thấy việc họ đang làm phải làm 
và cần làm để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đang đảm trách. Muốn thực hiện được 
nhiệm vụ này thì người cán bộ quản lý chỉ có một cách duy nhất là tổ chức các 
phong trào thi đua, qua các phong trào thi đua sẽ đánh giá được ý thức tổ chức, 
tinh thần trách nhiệm, năng lực của chính họ.
 Là cán bộ quản lý trong việc chỉ đạo thực hiện các kế hoạch phong trào 
thi đua nhân các ngày lễ lớn muốn thực hiện tốt thi đua cần đề ra: mục đích, yêu 
cầu, nội dung, chỉ tiêu, biện pháp phải cụ thể, rỏ ràng và phương thức đánh giá 
thi đua, phát động, sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm. Đặc biệt quan trọng đến 
chất lượng, hiệu quả phát hiện mặt tích cực thì phát huy, mặt tiêu cực thì ngăn 
chặn. chú ý đánh giá phải dựa vào tiêu chuẩn đảm bảo đúng đối tượng và công 
khai.
 Nhiệm vụ có hiệu quả hay không phải nghĩ đến việc phải tổ chức các 
phong trào thi đua, lấy công tác chính trị tư tưởng làm hàng đầu, làm thế nào để 
tư tưởng của giáo viên phấn khởi, tham gia tích cực. Phát động thi đua đừng bao 
giờ quên rằng “Khen thưởng vẫn là yếu tố quan trọng” nhằm khích lệ và chính 
là nguồn động viên là tuyên dương phong trào trước đó vừa là động lực thúc đẩy 
những phong trào thi đua sắp đến, khen thưởng không phải là sự đền bù tốn kém 
về tiền bạc và công sức mà người cán bộ quản lý phải hiểu rằng khen thưởng là 
để công nhận sự ý thức trách nhiệm, sự sáng tạo lòng nhiệt tình mà mỗi đối 
tượng tham gia đã góp phần đem lại kết quả cho phong trào thi đua và cuối cùng 
phải biết đề cao và tôn vinh họ sau mỗi phong trào thi đua. 
 Một yếu tố không kém phần quan trọng nếu muốn phong trào thi đua có 
hiệu quả và thực sự thu hút thì người cán bộ quản lý phải biết sáng tạo để mỗi 
phong trào thi đua “Mang sắc thái mới lạ” vì chính sự mới lạ đó sẽ kích thích 
sự tham gia của đội ngũ giáo viên và đặc biệt là phụ huynh học sinh vì chính 
phụ huynh học sinh là đối tượng để chúng ta tuyên truyền và nhân rộng.
 3 học ở trường và chương trình tham quan hướng nghiệp tại thành phố kitty.trẻ 
hứng thú hăng say với các ngành nghề được trải nghiệm. và vào học cùng các 
anh chị
 Trẻ mạnh dạn với hoạt động dạo chơi ngoài trời tại sân trường. Đặc biệt 
mấy năm gần đây BGH nhà trường luôn bám sát kế hoạch “ Tạo môi trường cho 
trẻ hoạt động” nhà trường đã tạo ra các góc “ chơi mà học, học bằng chơi” bổ 
ích cho trẻ, nhằm giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, kỷ năng sống: 
 Ngoại khóa " Nhà văn hóa Buôn Trinh"
 “ Hoạt động vui chơi trải nghiệm”
 Trẻ khối lá thăm quan trường tiểu học
 5 - Tạo cơ hội cho CBGVNV, học sinh, được trải nghiệm, được sáng tạo 
trong các phong trào thi đua.
 - Giúp người đứng đầu đơn vị phát huy được các sở trường của mình 
trong công tác Lãnh đạo chỉ đạo đưa phong trào nhà trường ngày một đi lên
 - Giúp cho mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên hiểu đúng vai trò trách nhiệm, 
vị thế đứng của mình, tham gia tích cực hòa mình vào các phong trào thi đua, tự 
tin đứng trước tập thể.
 - Xây dựng kế hoạch, trước khi diễn ra hội thi:
 -Tổ chức chỉ đạo triển khai các hoạt động thi đua trong nhà trường.
 -Năm bắt kịp thời các văn bản chỉ đạo cấp trên, ghi vào sổ nhật kí những 
việc cần làm ngay, những công việc theo chủ đề chủ điểm.
 - Bám sát mục tiêu từng hoạt động có kế hoạch tổng thể theo định lượng 
thời gian năm tháng tuần. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, đề 
ra các nội dung, mục tiêu, tiêu chí cụ thể công tác phát hiện và bồi dưỡng điển 
hình tiên tiến và tuyên truyền triển khai sâu rộng đến tập thể cán bộ giáo viên 
công nhân viên, quý phụ huynh và các cháu học sinh.
 - Bên cạnh những kết quả đạt được từ phong trào thi đua sau mỗi hội thi 
cần phải mạnh dạn đề cập những vấn đề tồn tại yếu kém trong công tác thi đua, 
khen thưởng và bộ phận nào thực thi nhiệm vụ của bộ phận đó. Ban chỉ đạo họp 
lấy phiếu thăm dò kết quả chấm của khán giả, rút kinh nghiệm sau mỗi lần thi. 
Trong các phong trào thi đua của nhà trường để động viên khen thưởng kịp thời 
và đồng thời nêu gương, giáo dục và tạo sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
 b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp.
 * Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ,giáo viên, công nhân 
viên trong nhà trường:
 Trong quá trình thực hiện nhiện vụ “Chỉ đạo phong trào thi đua trong nhà 
trường” cần lưu ý thi cái gì? hội thi đặt ra cần có đa số trẻ tham gia biết kết hợp 
nhịp nhàng giữa cô và trẻ yếu tố này đã giúp cho cán bộ quản lý biết ngay năng 
lực và trách nhiệm của giáo viên như thế nào khi thực hiện một phong trào thi 
đua.
 Đây được coi là một trong những biện pháp quan trọng và then chốt. Bởi 
đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường là những người trực 
tiếp chăm sóc giáo dục trẻ là những tấm gương cho trẻ soi vào học tập và noi 
theo. Đây cũng là lực lượng quyết định về chất lượng chăm sóc – giáo dục các 
cháu trong nhà trường. Từ nhận thức đúng sẽ giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân 
viên có hành động đúng. Để thực hiện tốt các biện pháp nâng cao nhận thức 
trong toàn thể hội đồng sư phạm, Ban giám hiệu nhà trường đã tích cực:
 * Truy cập các hình thức tổ chức hoạt động trên mạng, băng đĩa về nội 
dung cần tuyên truyền các hoạt động phong trào mũi nhọn trong năm, từ đó có 
nhận thức đúng đắn về các hoạt động phong trào đối với mọi người nói chung và 
thế hệ mai sau nói riêng, nó thật có ý nghĩa cần thiết.
 -Trước tiên muốn đạt được kết quả cao trong mọi hoạt động thi đua nhà 
trường đã không ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo 
viên, nhân viên. 100% cán bộ giáo viên, nhân viên được hưởng lương theo bằng 
cấp và hưởng phụ cấp ưu đãi của ngành đảm bảo đúng đủ, kịp thời mọi quyền 
 7 động từ khi khởi xướng phát động hội thi đến khi kết thúc các hội thi phong 
trào.
 *Giải pháp 4: - Tạo môi trường giáo dục
 Năm học này tôi nghĩ ngay đến hội thi giáo dục “ Cô và trẻ làm đồ dùng, 
đồ chơi” cho trẻ trải nghiệm thực tế với những đồ dùng được cô giáo hướng dẫn 
làm từ những đồ dùng phế thải với trò chơi“ cùng bạn sáng tạo” hội thi được tổ 
chức qua các trò chơi học mà chơi, chơi mà học tạo môi trường giáo dục nhằm 
nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trong trường mầm non giúp trẻ phát 
triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm xã hội và thẫm mỹ phù hợp với từng 
độ tuổi trong nhà trường. Tuy nhiên không chỉ căn cứ vào chất lượng chương 
trình để khẳng định kết quả của phong trào mà trước tiên phải nghĩ đến quá trình 
xây dựng kế hoạch.
 “ cô và trẻ cùng làm đồ dùng – đồ chơi”
 * Giải pháp 5 : Xây dựng kế hoạch, trước khi diễn ra hội thi:
 - Họp BCH mở rộng thống nhất nội dung hội thi, quy trình thực hiện hội 
thi (dự trù kinh phí, thời gian ) kết hợp hội cha mẹ học sinh triển khai từng kế 
hoạch, mỗi kế hoạch nêu rõ mục đích ý nghĩa của các hội thi. Thảo luận lấy 
những ý kiến hay và sáng tạo nhất. 
 -Ra quyết định giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
 -Dự trù kinh phí cho từng hội thi (số lượng, thời gian, địa điểm...)
 -Trước hội thi ban chỉ đạo duyệt qua vòng sơ khảo rút kinh nghiệm cho 
hội thi chính thức.
 -Trong hội thi cần sắp xếp bố trí các góc ngồi sao cho phù hợp, sân khấu, 
hóa trang, ánh sáng có phương án mất điện. 
 9 Từ yêu cầu thiết thực nói trên nên sau khi họp Ban chấp hành mở rộng 
đầu năm ổn định tổ chức. Tôi có kế hoạch cho 1 năm học mới, để tạo khí thế thi 
đua trong nhà trường từ đầu tháng 8 tôi nghĩ ngay đến hội thi làm đồ dùng dạy 
học và trang trí lớp học. 
 Việc thi làm đồ dùng dạy học là một hội thi đã có từ lâu trong ngành giáo 
dục song thi vào thời điểm nào, nội dung thi ra sao thì cũng cần phải nghiên cứu, 
cộng vào đó cần có những nội dung kết hợp để bổ sung cho nội dung hội thi 
thêm phần phong phú nên tôi chọn “Trang trí lớp” làm nội dung bổ sung. 
 Xét về tâm lý nếu hằng năm không có hội thi đồ dùng và trang trí lớp thì 
giáo viên cũng chỉ thêm vào mảng trang trí cũ bằng những bông hoa hoặc vài 
hình ảnh sưu tầm từ lịch hoặc có gì trang trí nấy. Nhưng qua hội thi này, mỗi 
giáo viên đều phát huy được sự quyết tâm, tính sáng tạo, cần cù chịu khó. Người 
biết ít học hỏi được người biết nhiều qua đó, người Cán bộ quản lý cũng nắm 
được khả năng sáng tạo của giáo viên. Cũng qua đó hâm nóng lòng nhiệt huyết 
và thấy được năng khiếu của giáo viên có những giáo viên có năng khiếu vẽ rất 
tốt, song cũng không có động cơ nào thúc đẩy họ phát huy bởi ngoài việc ngày 
qua ngày cứ có đồ dùng dạy theo cách bình thường là được. 
 Tuy nhiên muốn hội thi hiệu quả và phong phú, tôi vẫn là người gợi ý cho 
giáo viên như: muốn có đồ dùng và 1 lớp trang trí đẹp, phong phú cách tham 
khảo tập san, sách báo và những hình ảnh từ các sản phẩm trên bao bì mang nội 
dung quảng cáo dí dỏm của tuổi thơ, lắp ghép nội dung sao cho phù hợp với nội 
dung mình muốn thực hiện, hoặc tôi giúp giáo viên phác họa những hình ảnh và 
gợi mở những ý tưởng để có một nội dung ăn ý theo chủ đề, chủ điểm và một ý 
nhỏ nhưng không kém phần quan trọng là nội dung tôi gợi ý không trùng lặp để 
mỗi lớp có 1 hình thức trang trí riêng dù cùng thực hiện một chủ đề. 
 Cuối cùng để không hoài công và tránh bố cục rời rạc, vô nghĩa khi có 
những hình ảnh đã hoàn thành tôi đến từng lớp cố vấn việc đưa các hình ảnh vào 
nội dung để bố cục thành một bức tranh sau đó tôi cũng không quên nghiên cứu 
và đặt tên cho những nội dung từng góc một cụm từ ví dụ: góc văn nghệ có cụm 
từ “Cùng hát lên nào”, góc tạo hình có cụm từ “Ai vẽ đẹp nhất”
 Như thế câu từ mỗi lớp sẽ không trùng lặp cũng là một tiêu chuẩn trong 
hội thi. Biết rằng giáo viên học hỏi nhau là điều tốt song sao chép trong hội thi 
chính là tính “Nhát việc” không phát huy được tính tích cực, tính sáng tạo của 
mỗi giáo viên. Các lớp học trang trí phong phú sinh động và hấp dẫn 100% lớp 
học trong trường đều có nội dung lôi cuốn trẻ. 
 Sau nhiều năm tổ chức hội thi trường tôi luôn có những tiết mục đặc sắc 
phong phú hấp dẫn đi sâu vào lòng phụ huynh được phụ huynh tâm đắc ngợi 
khen. Qua hội thi này các giáo viên có điều kiện học tập các nghệ thuật và sự 
sáng tạo lẫn nhau. 
 * Kết quả đạt được:
 a. Về phía nhà trường:
 - 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên có điều kiện học tập các nghệ 
thuật và sự sáng tạo lẫn nhau. 
 - Đầu tư cơ sở vật chất khang trang, đồ dùng trang thiết bị dạy học đầy 
đủ, vệ sinh môi trường xanh – sạch –đẹp
 11 - Tập thể lao động xuất sắc được Ủy ban nhân dân thị xã tặng Giấy khen
* Danh hiệu có nhân:
 - 03 Chiến sĩ thi đua
 - 10 lao động tiên tiến
 III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1.Kết luận
 Qua một số hoạt động thi đua trong nhà trường bản thân tôi thấy rằng: Ở 
đâu có phong trào thi đua thì ở đó có niềm hạnh phúc. Không có niềm vui nào 
bằng niềm vui sáng tạo mỗi người đều muốn vươn lên mọi điều kiện để thực 
hiện chính là ở những phong trào thi đua, cốt lõi phong trào thi đua đó phải thực 
sự hiệu quả, không mang tính thành tích trong thi đua người phát động phong 
trào phải thực sự khách quan, vô tư điều này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. 
Để các thành viên tham gia tin tưởng, gửi gắm sức cống hiến của mình. Trong 
đó có các cháu cũng là nhân tố tích cực để thành quả được nâng lên và phụ 
huynh chính là người trọng tài công nhận việc cầm cân nảy mực của người phát 
động thi đua và cũng chính là điều kiện để chúng ta kêu gọi phụ huynh vào cuộc 
nhằm góp phần cho các cuộc vận động nói trên.
 Kết quả của phong trào thi đua không chỉ riêng ai. Hiện nay ngành giáo 
dục đào tạo của chúng ta đã và đang quyết tâm thực hiện tốt cuộc vận động 
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mỗi thấy cô giáo là tấm 
gương đạo đức tự học và sáng tạo” tôi tin tưởng rằng phong trào thi đua trong 
nhà trường sẽ càng thêm mạnh mẽ, và lời khẳng định của Hồ Chủ Tịch “Thi 
đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua” đã cho tôi một sáng kiến kinh nghiệm 
phù hợp với tình hình chung của ngành và nhiệm vụ đang đảm trách.
 Xác định phong trào thi đua là phong trào mũi nhọn, là động lực thúc đẩy 
tính sáng tạo trong quá trình lao động cần phải thường xuyên chú trọng, có kế 
hoạch cụ thể luôn đổi mới phương pháp và nội dung, chọn thời điểm thời gian 
và điều kiện thích hợp để thu hút mọi thành phần tham gia.
 Công tác chính trị tư tưởng và công tác tuyên truyền phối kết hợp luôn là 
tiêu chí hàng đầu trước khi triển khai thực hiện một phong trào thi đua.
 Cán bộ quản lý phải luôn tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, nhiệt tình, gương 
mẫu, đi đầu trong mọi nội dung khi phát động phong trào thi đua.
 Phải có kế hoạch quy tụ đối tượng tham gia và đối tượng cần tuyên truyền 
nhằm khích lệ tinh thần đội ngũ giáo viên và trẻ.
 Công bằng khách quan vô tư đánh giá đúng mức kết quả đạt được của 
giáo viên và trẻ, điểm thi đua của hội thi được bổ sung vào tiêu chí thi đua khi 
xét thi đua cho từng đợt, cho từng cá nhân đạt thành tích của các phong trào thi 
đua.
 Có kế hoạch kinh phí và tham mưu kinh phí để đầu tư cho phong trào thi 
đua, khen thưởng thích hợp cho những giáo viên có kết quả cao trong hội thi và 
trong các phong trào thi đua. Đặc biệt là hội thi do cháu đảm trách khi cháu đạt, 
thưởng cháu và thưởng cả cô vì cháu ngoan thì cô phải giỏi yếu tố này sẽ tạo 
điều kiện để giáo viên kêu gọi sự tham gia giúp đỡ của phụ huynh khi thực hiện 
và là động lực thúc đẩy phong trào thi đua trong nhà trường tạo khí thế thi đua 
nhịp nhàng trong cô và trẻ.
 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm của phòng giáo dục.
 Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mẫu giáo 5-6 
 tuổi . NXB giáo dục Việt Nam.
 Giáo trình phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non. 
 Tác giả Đinh Hồng Thái. 
 Nhà xuất bản đại học sư phạm
 Giáo trình phương pháp tổ chức hoạt động làm quen văn học. 
 Tác giả: Hà Nguyễn Kim Giang. 
 NXB giáo dục Việt Nam
- Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm của phòng giáo dục.
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục Mẫu giáo 5 tuổi- Nhà xuất 
bản giáo dục.
-Gíao dục Mầm non : Tập 1+2 Nhà xuất bản Đại học sư phạm
-Tâm lý Mầm non : Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 
 15 17

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_trien_khai_va_thuc_hien_cac_ho.doc