Sáng kiến kinh nghiệm Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở các đơn vị Trường học

doc 16 Trang mamnon 199
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở các đơn vị Trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở các đơn vị Trường học

Sáng kiến kinh nghiệm Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở các đơn vị Trường học
 I- PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
 Kế toán là một công cụ không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội 
của loài người, bởi nó gắn liền với hoạt động quản lý. Công việc kế toán đòi hỏi 
sự chi tiết, rõ ràng và có độ chính xác cao. Do đó cần phải có sự thay đổi về mọi 
mặt để có thể đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao hơn, phù hợp với sự 
phát triển của thời đại.
 Trải qua nhiều năm đổi mới, nền kinh tế của Việt Nam đã có nhiều khởi 
sắc, cơ chế quản lý tài chính có sự thay đổi sâu sắc đã có tác động lớn đến hoạt 
động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện 
nay, các đơn vị hành chính sự nghiệp được giao quyền tự chủ trong hạch toán 
kinh phí khoán. Muốn thực hiện được điều đó các đơn vị cần phải có cơ chế 
quản lý một cách khoa học, hợp lý, thực hiện tổng hòa nhiều biện pháp.Trong đó 
tiền lương cũng là một vấn đề được quan tâm.
 Nói đến tiền lương là ta nói đến giá cả của sức lao động, sự phát triển của 
các đơn vị hành chính sự nghiệp, là thể hiện giá trị, vị thế của người lao động 
đối với gia đình, cơ quan và xã hội. Lao động của con người theo Mác là một 
trong ba yếu tố quan trọng và quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Lao 
động giữ vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã 
hội, lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo 
cho sự phồn thịnh của mọi quốc gia.
 Người lao động chỉ phát huy hết khả năng và trách nhiệm của mình khi 
nhận được mức thù lao thỏa đáng. Bởi vậy một chính sách tiền lương thỏa đáng 
tăng tích lũy và cải thiện đời sống con người. Tiền lương là một vấn đề thiết 
thân ảnh hưởng tới đời sống của cán bộ công nhân viên chức, tiền lương được 
qui định một cách đúng đắn, kế toán tiền lương chính xác, đầy đủ là yếu tố kích 
thích sức lao động, nâng cao tay nghề. Đồng thời phải tổ chức hạch toán chi phí 
tiền lương một cách chính xác và đầy đủ hơn nhằm phản ánh một cách trung 
thực năng lực lao động của cán bộ, công nhân viên chức và giáo viên trong đơn 
vị, nhà trường.
 Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi chọn sáng kiến kinh 
nghiệm: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở các đơn vị trường 
học” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Nhằm báo cáo kịp thời số liệu tổng hợp về chế độ tiền lương, công tác nâng 
lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích nộp theo lương trên phần mềm 
MiSa.
 Giúp kế toán thao tác tự động hóa trong công tác chi trả lương cho người lao 
động của tháng đó nhằm giảm được thời gian làm việc ghi chiếp bằng tay.
 Thông qua đó, chấp hành tốt chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của 
thủ tướng chính phủ về việc chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng 
 - 1 - thỏa mãn nhu cầu về điều kiện sinh hoạt để tồn tại và phát triển. Mức sống tối 
thiểu được thể hiện qua hai mặt:
 - Về mặt hiện vật: Thể hiện qua cơ cấu, chủng loại, các tư liệu sinh hoạt 
và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất giản đơn sức lao động.
 - Về mặt giá trị: Thể hiện qua các giá trị của các tư liệu sinh hoạt và các 
dịch vụ cần thiết.
* ý nghĩa của tiền lương
 Với ý nghĩa trên thì tiền lương không chỉ mang tính chất chi phí mà nó trở 
thành phương tiện tạo ra giá trị mới. Đứng trên góc độ người lao động thì nhờ 
vào tiền lương mà họ có thể nâng cao mức sống, giúp họ hòa đồng với nền văn 
minh của xã hội . Xét trên một khía cạnh nào đó thì tiền lương là bằng chứng rõ 
ràng thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động đối với gia đình, cơ quan 
và xã hội. Nó thể hiện sự đánh giá đúng mức năng lực và công lao của họ đối 
với sự phát triển của xã hội.
 Các khoản trích theo lương
Theo chế độ hiện hành thì các khoản trích theo lương gồm:
 * Bảo hiễm xã hội (BHXH) 
 Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập 
của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai 
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc đã chết, trên 
cơ sở đóng vào quĩ bảo hiểm xã hội.
 Hiện nay theo điều 4-Luật bảo hiểm xã hội có qui định các chế độ bảo hiểm 
xã hội gồm các chế độ sau:
+ Chế độ trợ cấp ốm đau.
+ Chế độ trợ cấp thai sản.
+ Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Chế độ hưu trí.
+ Chế độ tử tuất.
+ Chế độ thất nghiệp.
 Nguồn hình thành quĩ bảo hiểm xã hội chủ yếu do các đơn vị có sử dụng 
lao động trích một tỷ lệ nhất định trên quĩ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm 
xã hội của người lao động để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo điều 91 và 
điều 92 của Luật bảo hiểm xã hội qui định.
+ Người sử dụng lao động được góp 17,5% trên quĩ tiền lương, tiền công đóng 
bảo hiểm xã hội của người lao động trong đơn vị.
+ Người lao động đóng góp bằng 8% mức tiền lương, tiền công vào quĩ hưu trí 
và tử tuất.
+ Nhà nước hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối 
với người lao động.
 Việc sử dụng và chi quĩ bảo hiểm xã hội ở cấp quản lý nào cũng phải thực 
hiện theo chế độ qui định vì bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách kinh 
tế xã hội quan trọng của Nhà nước. Nó không chỉ xác định khía cạnh kinh tế xã 
hội mà còn phản ánh một chế độ xã hội của một quốc gia.
* Bảo hiểm ytế (BHYT)
 - 3 - Hình thức tiền lương thời gian là hình thức tiền lương được trả cho cán bộ công 
chức viên chức căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của họ.
+ Tiền lương tháng
 Mức lương phải Mức Hệ Phụ
 Trả = lương x số x cấp
 tối thiểu lương (nếu có)
+ Tiền lương thời gian giản đơn: Tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố 
định gọi là tiền lương thời gian giản đơn.
+ Tiền lương thời gian có thưởng: Tiền lương thời gian giản đơn có thể kết hợp 
chế độ tiền thưởng để khuyến khích cán bộ công chức viên chức làm việc tạo 
nên tiền lương thời gian có thưởng.
 Nội dung kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích nộp theo lương
 * Kế toán tiền lương
 Các chứng từ kế toán sử dụng
 - Bảng chấm công: Mẫu số : 01a-HD là một chứng từ kế toán lao động, dùng 
để theo dõi ngày công làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ ốm hưởng bảo hiểm 
xã hội... và là căn cứ để tính trả lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương 
cho từng người.
 - Bảng chấm công làm thêm giờ: Mẫu số C01b-HD.
 - Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội: Giấy này do sở y tế 
cấp cho từng cá nhân, nhằm cung cấp số ngày người lao động được nghỉ và 
hưởng khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
 - Biên bản điều tra tai nạn lao động.
 - Bảng thanh toán lương: Mẫu số C02a-HD là chứng từ để hạch toán tiền 
lương, căn cứ vào đó để thanh toán tiền lương, phụ cấp cho cán bộ công chức 
viên chức đồng thời là căn cứ để hạch toán tiền lương.
 - Danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảng này 
được mở để theo dõi cho cả nhà trường về các chỉ tiêu như họ tên, nội dung từng 
khoản bảo hiểm xã hội cho người lao động được hưởng trong tháng.
* Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 334 “phải trả người lao động” để phản ánh các khoản 
phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công chức viên chức về 
tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản thuộc về thu nhập của 
công chức viên chức.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như: TK 111, 
TK 112, TK 511, TK 6611...
* Phương pháp kế toán tiền lương
 + Hàng tháng tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo qui định phải trả 
cho cán bộ công chức viên chức và phân bổ cho các đối tượng, kế toán ghi sổ:
Nợ TK: 6611 - Chi hoạt động
Có TK: 334 – Phải trả cho công chức viên chức.
 + Các khoản khấu trừ vào vào thu nhập của công chức viên chức theo qui 
định kế toán ghi:
Nợ TK 334: “phải trả công chức viên chức”: Tổng số các khoản khấu trừ
Có TK 332: Các khoản phải nộp theo lương( BHXH, BHYT,BHTN).
 - 5 - + Khấu trừ vào lương của công chức viên chức khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm 
y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kế toán ghi: 
Nợ TK 334: 10.5% trích theo lương
 Có TK 3321: BHXH bằng 8% lương cơ bản của công chức viên chức
 Có TK 3322: BHYT bằng 1,5% lương cơ bản của công chức viên chức.
 Có TK 3324 : BHTN bằng 1% lương cơ bản của công chức viên chức.
 +Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cơ quan 
quản lý, kế toán ghi:
Nợ TK: 332 các khoản phải nộp
 Có TK 46121
+ Tính bảo hiểm xã hội phải trả công chức viên chức khi ốm đau thai sản...kế 
toán ghi: Khi thanh toán bảo hiểm xã hội cho công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK 332 các khoản nộp theo lương
 Có TK 334: Phải trả công chức viên chức.
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán
Các đơn vị trường học là một đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện kinh phí 
khoán. Hệ thống sổ sách áp dụng hình thức sổ kế toán “chứng từ ghi sổ” với một 
hệ thống sổ sách tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với công tác kế toán của nhà 
trường. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thực hiện gồm có: Hệ thống tài 
khoản kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, chế độ chứng từ kế toán, chế độ sổ kế 
toán đều thực hiện theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006.
2.2. Chứng từ kế toán sử dụng 
Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương gồm
 Bảng chấm công.
 Bảng thanh toán tiền lương.
 Bảng làm thêm giờ
Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương
 TK 334: Phải trả cho công chức viên chức
 TK 46121: Kinh phí hoạt động
 TK 661211: Chi hoạt động 
 Và các TK có liên quan như: TK 1111, TK 112...
Phương pháp kế toán tiền lương của nhà trường
 - Khi tính ra tiền lương trả cán bộ công chức viên chức, kế toán lập bảng 
tiền lương toàn trường hạch toán:
 Nợ TK 661
 Có TK 334
 - Khi có các khoản khấu trừ vào lương cán bộ công chức viên chức về 
khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kế toán phản ánh vào chứng từ ghi sổ số 3 
hạch toán:
 Nợ TK 334
 Có TK 332
 - 7 - 2.4 Chứng từ kế toán sử dụng
- Giấy chứng nhận nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ tai nạn lao động hưởng bảo hiểm 
xã hội;
- Danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
- Bảng tiền lương và các khoản trích theo lương.
 3.3. Tài khoản kế toán sử dụng
TK 332: Các khoản nộp theo lương
TK 3321: Bảo hiểm xã hội
TK 3322: Bảo hiểm y tế
TK 3323: Kinh phí công đoàn
TK 3324 : Bảo hiểm thất nghiệp
Và một số tài khoản có liên quan như: TK 111, TK 112...
2.5 Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương
- Căn cứ vào bảng tiền lương và bảo hiểm xã hội kế toán ghi:
Nợ TK 661
 Có TK 332
Sau đó ghi vào chứng từ ghi và sổ cái tài khoản 332
 - Hàng tháng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho 
cơ quan bảo hiểm xã hội, kế toán ghi:
 - Nợ TK 334
 Có TK 461
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ và các chứng từ có liên quan, kế toán vào sổ cái.
2.6 Biện pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tiền lương 
 Một trong những yêu cầu của công cụ kế toán là tính chính xác, kịp thời. 
Ngày nay, cộng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, công việc 
kế toán ngày càng được vi tính hóa, thuận lợi, vừa nhanh, vừa chính xác, kịp 
thời phục vụ đầy đủ cho các đối tượng cần sử dụng thông tin, đặc biệt là các nhà 
quản trị doanh nghiệp. Việc áp dụng tin học vào thực tế cụ thể kế toán có thể 
giảm được 40-50% khối lượng công việc của nhà trường, việc áp dụng kế toán 
trên vào thực tế là đòi hỏi khách quan.
 Chính vì vậy, nhà trườngg cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát thị trường 
phần mềm kế toán, chuẩn bị cho công việc áp dụng tin học vào công việc kế 
toán. Hiện nay Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để tự động xử lý các 
thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại 
chứng từ, xử lý thông tin trên các chứng từ theo quy định của chế độ kế toán đến 
khâu in ra sổ kế toán giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
 Đơn vị phải căn cứ vào tổ chức hoạt động và yêu cầu quản lý chung, từng 
phần và báo cáo tài chính, báo cáo kế toán. Phần mềm kế toán được thiết kế theo 
hình thức kế toán nào sẽ cung cấp sổ của hình thức kế toán đó nhưng không 
hoàn toàn thành, từng bộ phận cụ thể của đơn vị mình để lựa chọn phần mềm kế 
toán cho phù hợp phần mềm kế toán được lựa chọn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều 
kiện phù hợp hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị hành chính sự nghiệp.
 Hiện nay trên thị trường có rất nhiều Phần mềm phục vụ cho công tác kế 
toán. Cụ thể kể ra như Fast Acouting, Effect, Misa, ADsoft, Bravo giúp kế 
 - 9 - Chứng từ kế toán 
 Sổ quỹ Bảng tổng hợp Sổ, thẻ hạch toán 
 chứng từ kế toán chi tiết
 cùng loại
 Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ 
chứng từ ghi số
 Bảng tổng hợp 
 Sổ cái chi tiết 
 Bảng cân đối 
 số phát sinh 
 Báo cáo tài chính 
Ghi chú: - Ghi hằng ngày : 
 - Ghi cuối : 
 - Đối chiếu, kiểm tra : 
 Sơ đồ3.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Giải thích trình tự kế toán trên sơ đồ:
 Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp 
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế 
toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký 
chứng từ ghi sổ. Sau đó định kỳ sẽ ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi 
 - 11 - * Trích nộp BHXH = (Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ + Hệ số phụ cấp 
thâm niên vượt khung + Hệ số phụ cấp thâm niên nghề) x Mức lương tối thiểu x 
8%.
* Trích nộp BHYT = (Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ + Hệ số phụ cấp 
thâm niên vượt khung + Hệ số phụ cấp thâm niên nghề) x Mức lương tối thiểu x 
1.5%.
*Trích nộp BHTN= (Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ + Hệ số phụ cấp 
thâm niên vượt khung + Hệ số phụ cấp thâm niên nghề) x Mức lương tối thiểu x 
1%.
*Trích nộp KPCĐ = (Hệ số lương + Hệ số phụ cấp chức vụ + Hệ số phụ cấp 
thâm niên vượt khung + Hệ số phụ cấp thâm niên nghề) x Mức lương tối thiểu x 
1%.
d.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và 
hiệu quả ứng dụng:
 Nhờ một số giải pháp và cách thực hiện có khoa học hạch toán tiền lương và 
các khoản trích theo lương tại đơn vị trường học. Bản thân tôi đã đạt được kết 
quả như sau:
+ Lập báo cáo quyết toán hàng năm kịp thời, lưu trữ hồ sơ kế toán có khoa học, 
thuận tiện trong công việc tra cứu và kiểm tra hồ sơ khi cần thiết.
+ Đối với công tác kế toán, nâng cao hiệu quả công việc không chỉ của bộ phận 
kế toán mà cũng của các bộ phận khác.
+ Kết quả của cách hạch toán này đã đem lại cho ban giám hiệu, cán bộ giáo 
viên, nhân viên trong nhà trường hiểu và biết được cách tính tiền lương. Các 
khoản trích nộp theo lương.
III- PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
 1. Kết luận:
 Kế toán tiền lương và các khoản trả theo lương là một trong những phần 
hành quan trọng đối với công tác kế toán, đặc biệt là đối với đơn vị hành chính 
sự nghiệp nói chung, trường Mẫu Giáo Bình Minh nói riêng. Đây là khoản thu 
nhập chính của người lao động. 
 Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung, kế toán 
tiền lương nói riêng, các đơn vị sự nghiệp đó là quan tâm đến việc tổ chức công 
tác kế toán, đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán, đầu tư trang bị máy vi tính, phần 
mềm để hổ trợ cho công tác kế toán nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công 
 - 13 - TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tăng Thị Bình Cơ chế quản lý tài chính, NXB tài chính 2010 
 Kế toán dành cho các 
 đơn vị kế toán hành 
 chính sự nghiệp năm 2010.
- Thái Hồng Nghĩa Chế độ tiền lương mới NXB tài chính 2017
 và bảo hiểm xã hội theo
 QĐ số 595/QĐ-BHXH
 Ngày 14 tháng 4 năm 2017 
- Trần Dũng Những quy định mới nhất NXB lao động 2008
 về quản lý tài chính sử dụng 
 ngân sách các chế độ định
 mức chi và thanh toán áp
 dụng trong ngành giáo dục
- Lê Phú Hoành Hướng dẫn thực hiện hoạch. NXB Hà Nội 2004
 toán kế toán và lập báo cáo
 tài chính.
- Trần Thị Quỳnh Hệ thống kế toán hành NXB tài chính 1996
 chính sự nghiệp 
- Nguyễn Văn Túc Hệ thống mục lục ngân sách NXB tài chính 2008
 nhà nước 
- Lê Hồng chương Phần mềm Misa mimos .Net 2019
 Phần mềm kế toán hành chính sự
 nghiệp.
 - 15 -

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ke_toan_tien_luong_va_cac_khoan_trich.doc