Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 Tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

doc 19 Trang mamnon 299
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 Tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 Tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 Tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
 MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................2 
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................2
4. Giới hạn của đề tài.....................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3
 II. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................3
1. Cơ sở lý luận ............................................................................................3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ...............................................................3
3. Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp..................................3
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.............................................................5
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp......................................5
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp ...............................................7
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu...............14
III. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ....................................................14
1. Kết luận ...................................................................................................14
2. Kiến nghị .................................................................................................15
 1 giáo 3 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với trẻ 3 - 4 tuổi ở Trường 
Mẫu giáo Bình Minh, Phường An Bình, Thị xã Buôn Hồ nơi tôi đang công tác.
Đề tài này được thực hiện từ năm 2019 - 2020
5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, 
phương pháp dùng lời, phương pháp trực quan, phương pháp thực hành
 II/ PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận:
 Học để biết, học để làm, học để chung sống với người khác, học để làm người đang 
là một trong những vấn đề then chốt của giáo dục hiện nay. Xu hướng giáo dục thế giới 
đang quan tâm đến việc trang bị cho thế hệ trẻ kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, ứng xử 
hiệu quả trước những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày để trẻ tự biết tự 
bảo vệ mình, biết giải quyết các vấn đề xã hội. Đồng thời hướng đến một môi trường 
giáo dục hài hòa, thân thiện cho trẻ trên cơ sở các giá trị cuộc sống.
 Nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự 
kiểm soát, thể hiện các cảm xúc, biết cách ứng xử phù hợp với yêu cầu, biết các giải 
quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết 
quả học tập và cuộc sống của trẻ. Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩy những 
hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm 
các vấn đề xã hội.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 Trường được phòng giáo dục quan tâm chỉ đạo giám sát kịp thời trong mọi hoạt 
động của trường. 
 Toàn trường có 200 học sinh chia làm 6 lớp, phân hiệu một 5 lớp, phân hiệu hai 
có 1 lớp.
 Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm, 100% giáo viên đã qua đào tạo 
chuẩn.Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên có 19 người.
 Nhà trường có kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ và chỉ 
đạo đến toàn bộ cán bộ, giáo viên, các lớp.ban giám hiệu nhà trường về bồi dưỡng 
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, đồ 
dùng đồ chơi, nhất là hoạt động “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và 
 hiệu quả”, đây chính là hoạt động để giáo viên rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với 
các tình huống trong cuộc sống cho trẻ, thói quen và kỹ năng làm việc, hướng dẫn hoạt 
động theo nhóm; Đặc biệt các hoạt động có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
hướng dẫn đánh giá trẻ rõ ràng và cụ thể nên việc dạy trẻ về các kĩ năng và đánh giá về 
kết quả trẻ rất thuận lợi, chính xác, từ đó biết trẻ nào đạt được và chưa đạt được để tiếp 
tục rèn luyện vào các chủ đề sau.
 Cơ sở vật chất: Lớp đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu theo Thông tư 
số 02/2010/TTBGDĐT ngày 11/2/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện 
Chương trình giáo dục mầm non, thực hiện theo Thông tư số 28/2016
 Phòng học – bàn ghế đầy đủ, các phòng học được tu sửa và trang bị quạt điện, 
đủ ánh sáng, sân chơi, có đồ chơi ngoài trời đủ cho các cháu hoạt động chơi và đã có 
bếp 1 chiều tạo điều kiện tốt cho các cháu ở bán trú. Đời sống của cán bộ giáo viên, 
công nhân viên đã ổn định.
 3 Số Tỉ lệ % Số Tỉ lệ %
 lượng lượng
1. Kĩ năng giao tiếp, chào hỏi 15 42% 21 58%
2. Kĩ năng tự lập, tự phục vụ 12 33% 24 67%
3. Kĩ năng hợp tác, hoạt động cùng nhóm 15 42% 21 58%
4.Trẻ mạnh dạn tự tin 10 28% 28 72%
5. Kĩ năng nhận thức 10 28% 31 72%
6. Kĩ năng vận động 15 42% 21 58%
7. Kĩ năng thích nghi 10 28% 26 72%
8. Kĩ năng vệ sinh 15 42% 21 58%
 Những điều kiện cần và đủ để hình thành kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
STT Điều kiện Cần Đủ
1 Tương tác với người lớn, với bạn x
2 Trải nghiệm x
3 Thực hành thường xuyên trong tình huống thực x
4 Có đủ cơ sở vật chất và các mối quan hệ liên nhân cách phù hợp x
5 Thống nhất yêu cầu của người lớn x
6 Có thời gian thực hành đủ dài x
7 Thay đổi hành vi theo hướng tích cực x
3- Nội dung và hình thức của giải pháp
 a/ Mục tiêu của giải pháp 
 Để nâng cao chất lượng giáo dục, giáo viên phải vận dụng, nắm được những vấn 
đề chung về giáo dục kĩ năng sống, có những kĩ năng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 
khơi dậy sự yêu thích, hứng thú đối với trẻ mầm non, tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng 
dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục kĩ năng sống với các hoạt động trong cuộc sống 
hằng ngày ở trường Mầm non một cách lôgic, có hiệu quả. Sau đây là một số phương 
pháp mà tôi đã và đang thực hiện: 
 b/ Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp:
 Biện pháp 1: Làm gương và khích lệ
 Trẻ mầm non hay bắt chước người lớn. Chính vì vậy, giáo viên và cha mẹ luôn 
phải giữ chuẩn mực trong giao tiếp: chú ý khi trò chuyện, ứng xử với trẻ, không to 
tiếng, quát nạt trẻ, xưng hô nhẹ nhàng, khiêm tốn, lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh 
học sinh, khi ai hỏi phải chú ý lắng nghe, trả lời rõ ràng, đủ ý để làm gương cho trẻ noi 
theo
 Khi trẻ chưa ngoan, cần nhắc trẻ nhẹ nhàng, không nói nặng lời, trẻ sợ hãi. Tuy 
nhiên, cũng cần có thái độ dứt khoát khi trẻ tỏ ra không lễ phép. Chẳng hạn khi trẻ đến 
lớp không chào cô, không chào các bạn, cô nên nhắc nhở nhẹ nhàng. Con chào cô và 
các bạn đi nào.
 Cần động viên và kích lệ trẻ ngoan. Những lời khen đúng lúc sẽ giúp trẻ thấy tự 
tin. Có thể tặng cho trẻ một món quà nhỏ để kích lệ thái độ lễ phép của trẻ. cũng là 
cách để trẻ nhớ bài học lâu hơn.
 5 Trẻ ở lứa tuổi này, học mà chơi, chơi mà học. Trẻ dễ nhớ nhưng cũng rất nhanh 
quên nên việc lồng nội dung giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động học chiếm nhiều 
ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá.
 Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự 
chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm 
năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ như thế 
nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống.
 Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục 
trẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các 
lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm mỹ. Phát huy tính 
tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vận dụng vốn kiến 
thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau.
 Xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học:
Cùng với toàn ngành thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích 
cực”, việc tạo cảnh quan sư phạm trong lớp học cũng là một tiêu chí trong phong trào này. 
Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sư phạm trong lớp học, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn 
gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt. Mỗi góc tôi đều làm mới để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác 
thích thú, luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp. 
 - Thông qua hoạt động khám phá khoa học “ Một số hiện tượng thời tiết thay 
đổi theo mùa: Cho trẻ thảo luận, quan sát tranh ảnh, cảnh thời tiết mùa hè, mùa đông; 
giáo dục trẻ kĩ năng mặc quần áo phù hợp với thời tiết; biết tự bảo vệ sức khỏe (mặc 
trang phục, ăn uống phù hợp) khi thời tiết thay đổi; phát triển kĩ năng giao tiếp, chú ý 
lắng nghe, trình bày ý kiến. Hoặc qua hoạt động “gia đình bạn, gia đình tôi” chia sẽ 
những thông tin về gia đình, kể các thành viên trong gia đình, những việc mà trẻ 
thường làm ở nhà, qua đó giáo dục trẻ kĩ năng giao tiếp thân thiện với bạn, lắng nghe 
bạn nói, chờ đến lượt, nói rõ ràng để bạn hiểu, chơi cùng bạn.
 - Thông qua hoạt động kể chuyện “những nghệ sĩ của rừng xanh” cho trẻ nghe 
truyện, trả lời câu hỏi đàm thoại; giáo dục trẻ kĩ năng làm việc theo nhóm, lắng nghe ý 
kiến của người khác, tôn trọng, hợp tác với bạn bè để hoàn thành nhiệm vụ. Hay qua 
truyện “chú dê đen” giáo dục kĩ năng mạnh dạn, tự tin, biết xử lí tình huống, tự bảo vệ 
bản thân trước tình huống nguy hiểm
 Tăng cường kể chuyện cho bé nghe các câu chuyện cổ tích, qua đó giáo dục đạo 
đức cho trẻ, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương con người. Tạo hứng thú cho trẻ 
qua các truyện tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả 
năng thấu hiểu ở trẻ. Ví dụ; Khi kể chuyện “Tích chu” giáo viên đặt những câu hỏi gợi 
mở như “ nếu là con, khi biết bà biến thành con chim, con sẽ làm gì? gợi trẻ tính tò mò 
khi thay đổi đoạn kết câu truyện, đặt tên khác cho câu chuyện
 Thông qua hoạt động dạy trẻ đọc thơ “giữa vòng gió thơm” giáo dục trẻ biết quan 
tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình, đặc biệt khi ốm đau. Hoặc qua bài thơ 
“ làm anh” giáo dục trẻ biết yêu thương, nhường nhịn em nhỏ
 Thông qua hoạt động nghệ thuật như: ca hát, nhảy múakích thích trẻ suy nghĩ, 
bọc lộ tình cảm, khả năng tưởng tượng và sáng tạo. Chẳng hạn trẻ bọc lộ tình yêu với 
cô chú công nhân qua bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” yêu mến chú bộ đội qua 
bài hát “cháu thương chú bộ đội”. Tưởng tượng sáng tạo khi vẽ về miền núi và làm 
việc theo nhóm khi làm album.
 7 Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với toán, làm quen chữ cái: giáo dục trẻ ý 
thức , trách nhiệm trọng học tập, cố gắng hoàn thành công việc đến cùng, tập trung chú 
ý khi nghe người khác nói, diễn đạt ý tưởng.
 Trong giờ thể dục trẻ được hoạt động nhiều về thể lực và hay có yếu tố thi đua 
trong nội dung bài tập hay trong trò chơi giữa các trẻ nên tôi rèn trẻ có ý thức hoạt 
động đến cùng yêu cầu bài tập, không ganh tị với bạn khác, nhóm khác, biết giúp đỡ 
bạn, không chê trách bạn khi bạn làm sai.
 Ví dụ: Trong giờ vận động “ Đi trên ghế băng đầu đội bao cát” Tôi luôn động 
viên trẻ tập đúng động tác bằng hình thức cổ vũ, khuyến khích trẻ, nhưng không cố ép 
trẻ khi trẻ đã mệt, những trẻ làm chưa đúng cô cùng các trẻ khác cổ vũ động viên như: 
“Bạn A sắp làm được rồi” hay ” Bạn A giỏi quỏ, cả lớp hãy thưởng cho bạn một tràng 
pháo tay nào”Trong trò chơi các chú chim sẻ Tôi cho thi đua đội 1, đội 2 cùng thi 
đua. Tôi động viên trẻ thực hiện đúng luật chơi. Và tôi luôn khuyến khích đội về thứ 2 
lần sau cố gắng và nếu thấy trẻ nào chê bạn, chê tổ khác thì tôi uốn nắn ngay cho trẻ. 
 Thông qua hoạt động thể dục: giáo dục trẻ kĩ năng rèn luyện, bảo vệ sức khỏe bản 
thân; mạnh dạn, tự tin, khéo léo, tham gia vào hoạt động “Bò qua chướng ngại vật, bò 
thấp chui qua cổng, đi trên ghế băng đầu đội túi cát, Nhảy tách khép chân tách chân, 
chuyền bóng, túng bắt bóng cho bạn đối diện”
. 
 9 
 Biện pháp 5: Giáo dục kĩ năng thông qua các hoạt động khác trong ngày
 Trong các giờ đón trẻ, trả trẻ: Trò chuyện cùng trẻ, chào mọi thành viên trong 
trường, giáo dục kĩ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép: chào hỏi, tạm biệt, cám ơn, vui vẻ, 
thân thiện với cô, với bạn, biết tự mặc, cởi quần áo, cởi giày, cất ba lô.đồ dùng đúng 
nơi quy định, tự đi vào lớp mà không cần bố mẹ hay cô giáo dắt vào. Làm quen với 
bạn mới đến trường, lớp, giúp đỡ các em bé
 11 cho người già.tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị lạc, không theo người lạ, chấp nhận mạo 
hiểm, chơi những trò chơi mới, tìm những sự vật mà cô yêu cầu như các cây cỏ, hoa lá, 
sỏi đáTrong lúc học, lúc chơi, lúc lao động trò chuyện giải thích, đóng một vai để 
làm mẫu, cho trẻ quan sát, thự hành các kĩ năng hợp tác (thỏa thuận, phân công vai trò, 
thực hiện đúng vai trò, giúp đỡ, tìm kiếm sự giúp đỡ, vượt khó, giãi quyết các vấn đề, 
bỏ qua thất bại, hài lòng với thành công, kiên trì, chấp nhận thử thách, ham hiểu biết, tò 
mò, học hỏi
 Tổ chức cho trẻ thi góc chơi “khám phá khoa học”theo chủ đề, giáo viên cho trẻ 
thực hành, giúp trẻ trải nghiệm bằng các giác quan, những trải nghiệm bằng các giác 
quan, những trãi nghiệm trong đời sống hằng ngày của trẻ, bổ sung đồ chơi và phân 
lịch cho trẻ chơi lắp ráp
 Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, những trò chơi giúp trẻ tự tin, mạnh 
dạn, phát triển nhận thức, thẩm mĩ.
 Tổ chức cho trẻ thăm nhà bạn trong chủ đề Gia đình theo từng tổ, từng nhóm để 
giúp trẻ phát triển cảm xúc và kĩ năng xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè 
tại gia đình.
 Thường xuyên tổ chức cho trẻ tham quan vườn trường, tổ chức các buổi thảo 
luận như “nói về quá trình phát triển của cây từ hạt”nhằm giúp trẻ học được các kĩ 
năng hợp tác với bạn; kĩ năng quan sat, lắng nghe người khác nói, tự tin trình bày ý 
kiến của mình
 13 
 Tổ chức Hội thi “Trò chơi dân gian” giữa các lớp mẫu giáo 3 tuổi, chơi “ô ăn 
quan” “Đập heo” “Bật chụm tách chân”qua đó rèn luyện kĩ năng hợp tác với đồng 
đội để chiến thắng, kĩ năng giao tiếp và sống tự tin, khả năng nhận thức của trẻ cũng 
được phát triển
 Tổ chức “Ngày hội bánh chưng bánh giầy, lòng ghép giáo dục qua câu chuyện 
“sự tích bánh chưng bánh giầy”, kết hợp cho trẻ gói bánh. Hoạt động này nhằm giáo 
dục trẻ làm việc theo nhóm, phát triển kĩ năng lãnh đạo. Hay qua “Ngày hội đến trường 
của bé” giáo dục trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, yêu trường, yêu lớp, quý mến cô giáo và 
các bạn.
 Tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ để giáo dục kĩ năng sống cho 
trẻ
 Tổ chức hoạt động nghệ thuật cho trẻ qua hội thi “ vẽ những điều ước mơ cho 
mẹ” tổ chức hoạt động phát triển tư duy qua hội thi “ Xây nhà cho bà” có sự tham gia 
trực tiếp của ba mẹ để cùng chơi với trẻ, qua đó rèn luyện tính kiên nhẫn, kĩ năng hợp 
tác với ông bà, cha mệ để hoàn thành công việc và yêu cầu thử thách của luật chơi. Từ 
đó phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống tự tin, phát triển tình cảm, nhận thức ở trẻ.
 Tổ chức hội thi “ kể chuyện về Bác Hồ” qua đó giáo dục trẻ lòng yêu quê hương 
đất nước, kính yêu Bác Hồ.
 Biện pháp 6: Xây dựng môi trường giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
 Xây dựng góc giáo dục kĩ năng sống trong lớp, “Bảng thông tin dành cho phụ 
huynh” để các bậc cha mẹ có thể đọc, quan sát theo dõi các nội dung giáo dục kĩ năng 
 15 với cha mẹ một cách chặt chẽ và hợp lí để vận động cha mẹ trẻ tham gia tình nguyện 
vào quá trình giáo dục trong nhà trường, tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, 
tham gia vào các buổi họp phụ huynh học sinh và dự giờ một số giờ học, dự các hoạt 
động ngoại khóa.
 Trong gia đình, việc dạy trẻ những hành vi văn minh trong ăn uống rất cần thiết. 
Để trẻ có thể có những kĩ năng, thói quen sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách chính 
xác, thuần thục và khéo léo không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn 
phải đáp ứng nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, 
những hành vi đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ.
 Giáo viên, cha mẹ luôn khuyến khích trẻ nói lên quan điểm của trẻ, nói chuyện 
với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của 
mình, cần giúp trẻ hiểu rằng nên có thông số để theo đó lựa chọn của mình, cố gắng 
không chỉ trích các quyết định của trẻ. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự kiểm soát bản 
thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo luận tại 
trường sau này.
 Giáo viên, cha mẹ giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng 
người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý tưởng đó.
 Giáo viên, cha mẹ cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết sử 
dụng các đồ dùng ăn uống đúng chức năng một cách chin xác và thuần thục. Việc này 
thực hiện trong giờ học, gờ sinh hoạt hằng ngày của trẻ tại lớp và trong bữa cơm gia 
đìnhtất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt đễ hình thành kĩ năng tự 
phục vụ và ý nghĩa hơn là kĩ năng sống tự lập sau này.
c/ Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
 Các biện pháp có sự đan xen, phối hợp để mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá 
trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục.
d/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của các vấn đề nghiên cứu:
 Sau khi thực hiện một số biện pháp giáo dục, trẻ đã có kĩ năng sống phù hợp, trẻ 
mạnh dạn, tự tin, lễ phép, ngoan ngoan, thích tham gia đều các hoạt động của lớp tôi 
đạt được kết quả đáng kể. 95% trẻ thực sự thích thú khi học, khi tham gia các hoạt trải 
nghiệm động của lớp tích cực tham gia chơi, chơi thành thạo các các trò chơi ...tạo 
không khí vui tươi, hào hứng khi học. Từ đó hoạt động giáo dục kĩ năng sống đạt chất 
lượng rất cao.
 Thực hiện kế hoạch giáo dục và đánh giá việc thực hiện kĩ năng sống của trẻ 
bằng cách trang bị cho lớp bảng đánh giá trẻ, mỗi trẻ có một biểu mẫu đánh giá riêng 
nhằm giúp giáo viên quan sát ghi chép hằng ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ. Từ 
biện pháp này, giáo viên sẽ có điều kiện lưu trữ giữ liệu, sản phẩm để đánh giá trẻ, 
đồng thời có cơ sở để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục đối với từng trẻ và giúp 
trẻ hình thành các kĩ năng sống.
 III/ KẾT LUẬN
1/ Kết luận:
 Việc giáo dục kĩ năng sống nên bắt đầu từ khi còn nhỏ, ngay từ tuổi mầm non. 
Giáo dục kĩ năng sống giúp trẻ tự lập, tự tin, tích cực, sáng tạo trong cuộc sống.
 Để có được một số kĩ năng sống bền vững, giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ được 
tương tác với bạn bè, người lớn, được trãi nghiệm, thực hành và luyện tập thường 
 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1]. Chương trình giáo dục mầm non, ban hành theo thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT, 
Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam.
[2]. Các trang web như:    
[3]. Phan Lan Anh, Lí Thị Hằng, Nguyễn Thị Hiếu, Nguyễn Thanh Giang. Nhà xuất 
bản giáo dục việt nam
[4]. Lê Bích Ngọc, Giao dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo. Nhà xuất bản giáo dục 
2008-2009
 [5]. Phan Lan Anh, Đặng Lan Phương, Trần Thu Hòa, Nguyễn Thị Thanh Giang Lĩnh 
vực phát triển kĩ năng và xã 
[6]. Dạy kĩ năng sống cho trẻ. Cả giáo viên và gia đình lung túng. Báo Lao động oliine
[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục màm non. Nhà xuất bản giáo dục 
2009
[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục Mầm non, UNESCO, Tài liệu hướng dẫn các 
bậc cha mẹ chăm sóc – giáo dục mầm non – Dùng cho Trung tâm học tập cộng đồng, 
Hà Nội, 2006.
 19 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song.doc