Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 Tuổi học tốt khám phá khoa học

doc 19 Trang mamnon 335
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 Tuổi học tốt khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 Tuổi học tốt khám phá khoa học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 Tuổi học tốt khám phá khoa học
 Trang: 1
 TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 1. Tên đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi học tốt khám phá khoa học.
 2. Nội dung lĩnh vực đề tài: 
 Đề tài áp dụng cho trẻ mầm non 3 - 4 tuổi.
 3. Tác giả:
 Họ và tên: H’ Uin Niê
 Chức vụ: Giáo viên
 Giảng dạy năm học 2020 – 2021: Lớp mầm.
 4. Nội dung tóm tắt.
 Mục tiêu của đề tài nhằm giúp trẻ khám phá khoa học là giúp trẻ mẫu giáo 3 
tuổi hiểu biết hơn về tầm quan trọng của môi trường xung quanh đối với cuộc sống 
con người, mỗi giáo viên cần có kiến thức về việc giúp trẻ khám phá khoa học. 
Trong trường mầm non cho trẻ thực hiện các hoạt động học tập vui chơi, giáo dục 
trẻ khám phá khoa học thông qua các hoạt động “Học mà chơi chơi mà học”, Qua 
bài thơ, bài hát, câu chuyện, khám phá khoa học là cần thiết đòi hỏi giáo viên phải 
biết vận dụng một cách sáng tạo thông qua các hoạt động. Nhận biết được tầm 
quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học. Sự khát khao muốn khám phá tìm 
tòi của trẻ là động lực, mục tiêu giúp tôi chọn đề tài này. Với các mục tiêu đó tôi 
xin trình bày 5 Biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Làm đồ dùng, đồ chơi có màu tươi sáng thu hút trẻ tiết dạy thêm sinh 
động, hấp dẫn.
Biện pháp 2: Xây dựng góc (bé với kháp phá khoa học) Theo chủ đề nhánh. 
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường phù hợp chủ đề.
Biện pháp 4: Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại phân nhóm. 
Biện pháp 5: Xây dựng góc sản phẩm của bé.
Các biện pháp có sự đan xen của giáo viên phải phối hợp linh hoạt các giải pháp để 
mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình giúp trẻ học tốt khám phá khoa học cho 
trẻ 3 – 4 tuổi. Trang: 3
 I. PHÂN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài.
 “Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước”
 Thật đúng vậy: Muốn tương lai có những nhân tài, những con người có đầy 
đủ tri thức để cống hiến cho nhân loại thì ngay lúc này giáo dục lứa tuổi mầm non 
là điều cần thiết cho mỗi một chúng ta và đặc biệt là giáo viên mầm non. Chúng ta 
có trách nhiệm nặng nề đối với thế hệ mầm non - thế hệ tương lai của đất nước.
 Trẻ em lớn lên muốn phát triển toàn diện về mọi mặt đức, trí, thể mỹ cần có 
sự chăm sóc tận tình của gia đình và xã hội. Vì vậy trẻ cần được tiếp thu toàn bộ 
các môn học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Thông qua các môn học 
giúp trẻ làm quen và tiếp xúc với thế giới xung quanh, hình thành ở trẻ những biểu 
tượng, làm giàu vốn từ.
Mỗi hoạt động ở lứa tuổi mầm non đều mang một dấu ấn sâu sắt trẻ được tiếp cận, 
Hoạt động (Khám phá khoa học) là một bộ môn quan trọng đối với trẻ và đặc biệt 
là trẻ 3-4 tuổi. Môn học này giúp trẻ triển toàn diện. Khi trẻ được trực tiếp quan 
sát, nhận xét thực hành, thử nghiệm giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng, 
khả năng tư duy và đặc biệt là vốn ngôn ngữ của trẻ được phát triển. Hiểu biết và 
có thái độ đúng đắn đối với môi trường xung quanh trẻ.
 Chính vì điều đó ngoài môn học nay những môn học khác, môn học cho trẻ 
hoạt động (Khám phá khoa học) tôi rất tâm đắc, thương xuyên nghiên cứu rút ra 
một số kinh nghiệm trong việc dạy trẻ “Khám phá khoa học”.
 Năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp 3-4 tuổi qua kinh 
nghiệm học hỏi từ đồng nghiệp, sự cố gắng tìm tòi, sáng tạo của bản thân, tôi đã 
rút ra một số biện pháp, để giáo dục trẻ 3-4 tuổi và đã thực hiện đạt kết quả tốt. Vì 
thế tôi đã chọn đề tài này xem như một kinh nghiệm nhỏ cho trẻ Khám phá khoa 
học.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 Qua viết giáo dục trẻ (Khám phá khoa học) nhằm cung cấp cho trẻ những 
kiến thức khoa học bổ ích. Trang: 5
2/ Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
 Chúng tôi đang thực hiện thí điểm về đề tài một số biện pháp giúp trẻ 3-4 
tuổi học tốt khám phá khoa học trường mầm non Bình minh.
 Nội dung được lồng ghép tích hợp vào 10 chủ đề sau:
 - Trường mầm non
 - Một số đồ dung trong gia đình.
 - Thế giới động vật.
 - Thế giới thực vật.
 - Nghề nghiệp.
 - Bản thân
 - Nước và hiện tượng tự nhiên
 - Mùa hè
 - Quê hương đất nước Bác Hồ
 - Phương tiện giao thông
* Thuận lợi - Khó khăn:
 + Thuận lợi:
 Trường tôi đã nhiều năm thực hiện chương trình mầm non mới chúng tôi luôn 
lấy trẻ làm trung tâm cho các hoạt động cô giáo là người hướng dẫn, dẫn dắt, giới 
thiệu dùng các thủ thuật bất ngờ để đưa trẻ từ hoạt động này đến hoạt động khác.
 Cơ sở vật chất sạch đẹp, có đồ dùng tương đối đầy đủ phục vụ cho môn học và 
thuận lợi cho quá trình thực hiện nhiều hoạt động.
 Việc đổi mới hình thức dạy học trong trường mầm trường có vườn rau, cây 
cảnh đa dạng. Cùng với việc phát triển công nghệ thông tin, khai thác hình ảnh 
Internet có nhiều thuận lợi.
 Nhìn chung giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ham học hỏi, luôn tìm 
tòi những tài liệu, những trò chơi mới phù hợp với chủ đề.
 + Khó khăn.
 Số trẻ đông hơn so với biên chế lớp học nên việc giúp trẻ khi trẻ khám phá cũng 
gặp nhiều khó khăn. Một số trẻ còn nhút nhát, vốn từ phát triển kém ngại giao tiếp 
như cháu “Hưng, Hoàng Anh, Mai, Thái.” Trang: 7
 “Vì lợi ích mười năm trồng cây 
 Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
 Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. Vì thông qua việc dạy trẻ khám phá khoa 
học đã rèn khả năng quan sát và đàm thoại, so sánh, phân loại, khả năng chú ý tư 
duy tưởng tượng. Khám phá khoa học nhằm củng cố kiến thức. Mở rộng vốn hiểu 
biết từ thế giới xung quanh và qua đó làm giàu vốn từ cho trẻ. Trẻ nhận biết phân 
biệt âm đúng chuẩn, đồng thời phát triển ngôn ngữ, diễn đạt rõ ràng mạch lạc. Sau 
một kỳ thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
 + Biện pháp 1: Làm đồ dùng, đồ chơi có màu tươi sáng thu hút trẻ tiết dạy 
thêm sinh động, hấp dẫn.
 + Biện pháp 2: Xây dựng góc (bé với Khám phá khoa học) Theo chủ đề 
nhánh. 
 + Biện pháp 3: Xây dựng môi trường phù hợp chủ đề. 
 + Biện pháp 4: Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại phân nhóm. 
 + Biện pháp 5: Xây dựng góc sản phẩm của bé.
 Đã được tôi đưa vào dạy và đạt kết quả cao, tôi đã áp dụng nhiều vào tiết 
học của mình về những đề tài khám phá khoa học và tất cả đều được sự hưởng ứng 
nhiệt tình, say mê của các cháu. Với tiết học này tôi thấy vui và các cháu thực sự 
chủ động khi làm công việc thí nghiệm, phụ huynh cũng đã đến kể cho tôi nghe về 
những thành quả cháu. Tôi thật sự phấn khởi với những phương pháp, biện pháp 
khi cho trẻ khám phát khoa học. 
 Thông qua biện pháp này tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón 
trẻ và trả trẻ nhằm tìm hiểu và nắm bắt hoàn cảnh gia đình của từng cháu và có 
biện pháp kịp thời.
 Vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là hết sức quan trọng để 
chăm sóc và giáo dục trẻ là một vấn đề không thể nào bỏ qua. Trang: 9
 Ngoài đồ dùng đồ chơi việc nghiên cứu, nắm vững mục đích yêu cầu của bài 
dạy là một việc làm không thể thiếu được do đó tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu kỹ đề 
tài cần cung cấp thêm nội dung gì và những nội dung nào là cũng cố lại kiến thức 
cho trẻ. Hình thức cung cấp như thế nào là phù hợp, có hiệu quả nhất.
 • Biện pháp 2: Xây dựng góc (bé với Khám phá khoa học) Theo chủ đề 
 nhánh. 
 + Tạo môi trường học tập: Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, những hình ảnh 
ngộ nghĩnh màu sắc sặc sỡ rất thu hút được sự chú ý của trẻ. Vì vậy trên các mảng 
tường trong và ngoài lớp tôi dành các góc để làm “Góc xây dựng” “Khám phá 
khoa học”. Ở đó tôi cho trẻ tự mình vào đó vẽ, cắt dán, tô màu, tìm tranh để tạo ra 
một đối tượng hoặc một kết quả mới...
 hình ảnh: hoạt động góc hình ảnh: Bé đang tô màu
 Khi cho trẻ đến hoạt động trẻ cũng vẽ tô màu, tìm kiếm các hình ảnh “sự phát 
triển của cây, vòng đời của 1 con ếch...” sắp xếp tương ứng với số ở trên tường.
 Ngoài việc tạo các góc học tập ở trong lớp tôi thường tận dụng các góc ở sân 
trường để cho trẻ thực hành.
 VD: Cho trẻ xới, đất gieo hạt và cho trẻ quan sát sự phát triển của cây qua 
từng ngày và tập các kỹ năng đơn giản: Cuốc đất, tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu, nhặt 
lá vàng.... Trang: 11
 hình ảnh: Bé đang nếm vị trái cây
 Mời 3 trẻ lên tham gia trò chơi khi trẻ lên tham gia vào trò chơi trẻ sẽ tư duy 
và chọn cho mình một kết quả đúng sau đó nói cho cả lớp biết. Tôi và cả lớp cùng 
kiểm tra lại kết quả và cho trẻ lấy quả mà trẻ vừa khám phá xong đưa về nhóm của 
mình quan sát và cùng nhau đưa ra các ý kiến có liên quan đến quả của nhóm.
 * Hoạt động khám phá:
 Trẻ quan sát xong tôi mời từng nhóm nêu lên các ý kiến (trẻ nói gì tôi ghi 
lên bảng), từng thành viên trong nhóm thay nhau đưa ra các ý kiến. Sau đó tôi mới 
nhóm khác.
 Khi các nhóm đã đưa ý kiến xong tôi và trẻ cùng kiểm tra kết quả của từng 
nhóm và bổ sung thêm các ý kiến khác và tôi cung cấp thêm kiến thức mới ngay ở 
đó cho trẻ.
 VD: Khi khám phá quả cam trẻ chưa phát hiện ở vỏ quả cam có tinh dầu 
cam dùng để chữa bệnh ho, gội đầu, nấu rượu cam, khử mùi hôi ở tủ lạnh... tôi cho 
trẻ lấy vỏ vắt vào nước khi lớp màng ở mặt nước xuất hiện và cung cấp cho trẻ lớp 
màng nổi trên mặt nước chính là tinh dầu cam.
 Để khắc sâu kiến thức cho trẻ tôi cho trẻ tự chọn 2 đối tượng so sánh sự 
giống và khác nhau dưới hình thức 2 đội, nhóm hoặc tập thể lớp.
 VD: Sự giống nhau và khác nhau của quả cam và quả xoài. Trang: 13
 Câu hỏi ô số 2: Hãy sắp xếp các hình ảnh hợp vệ sinh trước khi ăn?
 Rửa tay Rửa quả
 1 2
 Gọt vỏ Cắt ra đĩa
 3 Bé ăn 4 4 4
 5 Vỏ bỏ 6 .......................
 sọt rác
 • Biện pháp 5: Xây dựng góc sản phẩm của bé.
Qua trò chơi trẻ liên hệ đến thực tế phải làm gì? Và làm như thế nào?
Và để trẻ hiểu hơn, nắm bắt kiến thức sâu hơn tôi cho trẻ tự mình làm các món yêu 
thích ngay trên các loại quả đó như:
 Trưng bày mâm ngũ quả.
 Ngọt quả xếp theo ý trẻ ra dĩa.
 Làm sinh tố, nước ép...
 Qua bài học này trẻ sẽ nắm bắt được kiến thức trẻ sẽ rút ra những điều cần 
thiết cho bản thân như muốn có quả ăn cần chăm sóc, không hái hoa, lá, bẻ cành, 
biết được lợi ích của quả đối với sức khoẻ con người và có thái độ đúng đắn đối 
với thế giới xung quanh trẻ.
 • Bồi dưỡng những cháu yếu:
 Để chất lượng giáo dục nâng lên đại trà bản thân tôi luôn tìm ra những biện 
pháp tối ưu để bồi dưỡng giúp đỡ trẻ yếu, những trẻ các biệt.
 Đối với trẻ yếu tôi có kế hoạch bồi dưỡng, hoạt động góc mọi lúc, mọi nơi 
và thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh với nhiều hình thức. Với các trẻ Trang: 15
chú ý tiến hành đồng bộ các giải pháp, phương pháp trên để kết quả môn học được 
đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, kích thích sự sáng tạo, phát triển toàn diện ở trẻ về 
mọi mặt ở lứa tuổi mẫu giáo.
 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi 
và hiệu quả ứng dụng:
 Qua kết quả đánh giá điều tra cho thấy chất lượng giáo dục trẻ KPKH của 
lớp tôi luôn đạt kết quả cao, khích thích khả năng tư duy ở trẻ, tính tò mò ham hiểu 
biết. Trẻ biết yêu quý cái đẹp, muốn được khám phá mọi vật trong thiên nhiên cái 
đẹp và biết giữ gìn và bảo vệ, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu những 
người gần gũi xung quanh. Đa số các bậc phụ huynh đã thay đổi quan tâm trong 
việc giáo dục cho trẻ KPKH. Đến đón trẻ vui vẻ nhẹ nhàng, niềm nở với giáo viên, 
phụ huynh đã sưu tầm tranh ảnh họa báo có ý nghĩa về Khám phá khoa học giáo 
dục cho con của mình.
* Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề:
 Nội Dung Tỉ lệ
 Trẻ hứng thú tham gia khám phá. 95 %
 Trẻ nắm được kiến thức, kĩ năng. 98 %
 Trẻ không tự tin tích cực tham gia hoạt động. 2 %
 Trẻ thụ động khi tham gia kham phá. 10 %
 Trẻ không hứng thú thao tác với đồ dùng trực quan. 2 %
 Vốn kinh nghiệm của trẻ hạn chế. 10 %
III/ Phân kết luận, kiến nghị
 1. Kết luận:
 Qúa trình thực hiện một số biện pháp trên, cùng với sự cộng tác của phụ 
huynh, sự nỗ lực nhiệt tình của cô giáo đến nay chất lượng lớp tôi đạt kết quả đáng 
kể. Trang: 17
Xác định vai trò của phụ huynh rất quan trọng tạo ra sự thành công trên kết quả 
của trẻ. Đó là sự đồng nhất giữa gia đình và nhà trường.
2. Kiến nghị:
 Rất mong sự quan tâm nhiêu hơn nữa của các bộ phận đâu tư nhiều hơn nữa 
cơ sơ vật chất trang thiết bị, xây dựng vườn trường phong phú hơn về môi trường 
thưc vật, động vật để giúp cho các tiết học của các cháu đạt chất lượng cao hơn.
 Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện tốt với hoạt động cho trẻ 
Khám phá khoa học. Rất mong được sự đóng góp của các đồng chí, đồng nghiệp 
để tôi phát huy sáng kiến được tốt hơn.
 Trang: 19
 MỤC LỤC
STT NỘI DUNG Trang
I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài. Trang 3
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Trang 3
3 Đối tượng nghiên cứu Trang 4
4 Giới hạn của đề tài Trang 4
5 Phương pháp nghiên cứu Trang 4
II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận Trang 4
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trang 5
3 Nội dung và hình thức của giải pháp. Trang 8
a Mục tiêu của giải pháp. Trang 8
b Nội dung và cách thực hiện giải pháp. Trang 8
c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. Trang14
d Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn Trang14
 đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1 Kết luận Trang15
2 Kiến nghị Trang16
IV TÀI LIỆU KHAM KHẢO Trang18

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_hoc.doc