Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 Tuổi học tốt môn làm quen văn học

doc 17 Trang mamnon 276
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 Tuổi học tốt môn làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 Tuổi học tốt môn làm quen văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 Tuổi học tốt môn làm quen văn học
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài.
 Văn học có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện 
nhân cách con người. Ngay từ thuở ấu thơ. Văn học không chỉ góp phần bồi 
dưỡng tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, tiếp thu dần những tri thức 
cần thiết trong đời sống mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu 
biết và phát triển toàn diện về nhân cách.
 Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là hình thức nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm 
chất liệu để tái hiện thế giới. Văn học phản ánh thế giới khách quan, giúp trẻ thơ 
hiểu về cuộc sống muôn màu. Đó là những tri thức về thế giới loài vật, cây cỏ 
hoa lá, những tri thức về phong tục tập quán, những nét đẹp truyền thống và hiện 
đại. Văn học chứa đựng cái nhìn mới của trẻ thơ về thế giới tràn đầy âm thanh. 
 Đối với trẻ chức năng giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành 
và phát triển nhân cách trẻ. Ở lứa tuổi ý thức đang hình thành, tư duy còn chập 
chững, sự cảm nhận và thích ứng với thế giới bên ngoài chủ yếu thể hiện bằng 
cảm xúc, tưởng tượng nên thông qua văn học sẽ giúp trẻ khám phá ra những nét 
đẹp của thiên nhiên và con người. Cảm nhận cuộc sống, thu thập kiến thức qua 
văn học chính là con đường tích cực và nhẹ nhàng nhất để giáo dục trẻ. 
 Trong sự phát triển chung của đất nước, tiến tới xu hướng hội nhập với các 
nước phát triển trên thế giới, sự phát triển của trẻ em ngày càng được quan tâm. 
Văn học không chỉ là phương tiện tốt nhất giúp các em tiếp thu dần những tri 
thức cần thiết trong đời sống mà còn là món ăn tinh thần bổ ích nuôi dưỡng tâm 
hồn và phát triển toàn diện về nhân cách cho các con.
 Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm 
đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng 
yêu thiên nhiên, đất nước, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những 
người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Thông qua 
hoạt động này trẻ tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một 
cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Thông qua sự hiểu biết, trí 
tưởng tượng của trẻ. Đồng thời trẻ đọc thuộc thơ, kể lại chuyện được. 
 Qua nhiều năm là giáo viên chủ nhiệm, thường xuyên đi dự giờ học hỏi 
kinh nghiệm, được tiếp xúc với trẻ, được trải nghiệm cùng trẻ chơi, trẻ học tôi 
nhận thấy rằng trẻ rất thích thú và say mê với giờ văn học, tự hào, vui sướng khi 
trẻ được kể lại được một câu chuyện hay trẻ đọc diễn cảm được một bài thơ. Từ 
đó nẩy sinh tình cảm yêu thích những tác phẩm văn học hơn. Đây là một trong 
 1 Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi học tốt môn làm quen văn học.
 4. Giới hạn của đề tài.
 Trong khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng những kiến thức 
kỹ năng tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi học tốt môn làm quen văn 
học” để nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học phục vụ cho trẻ tại 
trường mẫu giáo Bình Minh - Phường An Bình- Thị Xã Buôn Hồ - Tỉnh Đăk 
Lăk
 5. Phương pháp nghiên cứu. 
 Để thực hiện đề tài này tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu chính 
như sau:
 Phương pháp quan sát trẻ 
 Phương pháp trò chuyện với trẻ.
 Phương pháp thực hành, trãi nghiệm
 Khảo sát thực trạng chất lượng tổng hợp đánh giá trẻ 
 3 từ đó những tài năng và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển nhất là đối với 
trẻ nhỏ. 
 Đối với lứa tuổi Mầm Non học bằng chơi, chơi bằng học vì thế đứng trước 
những thực trạng là một giáo viên tôi cố gắng tìm tòi để lựa chọn những biện 
pháp và hình thức phù hợp.
 Vào đầu năm học tôi luôn bám sát vào kế hoạch của cấp trên và chương trình 
khung để xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ phù hợp về đặc điểm tâm sinh lý và 
nhận thức của lớp. Trong quá trình thực hiện luôn bám sát kế hoạch đã đề ra. Một 
số tiết dạy tôi đã tổ chức cho giáo viên cùng trường dự giờ và rút kinh nghiệm cho 
hoạt động kế tiếp. Sau một hoạt động tôi ghi chép vào phần nhận xét đánh giá 
cuối ngày về sự phát triển, để tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp với từng cá nhân 
trẻ. Trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non có nhiều môn học, hoạt 
động nào cũng góp phần quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Văn 
học là hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ ở lứa tuổi Mầm non, văn học chính 
là phương tiện để trẻ thể hiện mình nó có tác dụng hình thành nhân cách cho trẻ, 
giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt tâm sinh lý, thông qua hoạt động văn học 
giúp trẻ lĩnh hội được những cái tốt và tránh xa nhưng cái xấu qua lời giáo dục 
của giáo viên. 
 Với nhận thức bản thân tôi đã chọn đề tài văn học. Trong quá trình thực 
hiện đề tài bản thân đã gặp những thuận lợi cũng như khó khăn.
 Về thuận lợi.
 Được sự quan tâm của ban giám hiệu tạo điều kiện về cơ sở vật chất và đồ 
dùng học tập phục vụ hoạt động làm quen văn học cho trẻ.
 Lớp học rộng rãi thoáng mát để cho trẻ hoạt động
 Đồng nghiệp thường xuyên cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm giảng 
dạy, qua sách báo từ những kinh nghiệm của trường bạn. từ đó có những biện 
pháp giúp trẻ học tốt môn văn học hơn.
 Khó khăn.
 Năm nay tôi được phân công dạy lớp 5 tuổi gồm 42 trẻ:
 Trong đó có 30 trẻ đã học qua lớp 4 tuổi đạt tỉ lệ 71 % còn lại 12 trẻ ở nhà 
lần đầu tiên mới đến trường đạt, tỉ lệ 29 % cho nên nhiều cháu còn nhút nhát 
trong khi thể hiện tác phẩm văn học.
 Trẻ còn yếu về kỹ năng kể chuyện và đọc thơ diễn cảm.
 Một số trẻ chưa tham gia tích cực trong giờ hoạt động văn học.
 5 làm góc văn học cho trẻ. Ở đây được trang bị rất nhiều sách, truyện tranh, tranh 
chữ to... về các tác phẩm văn học.
 Tôi sưu tầm một số truyện tranh có hình ảnh đẹp và nội dung phụ hợp với 
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ . những câu chuyện cổ tích Việt Nam (Cây tre trăm 
đốt, Tấm Cám, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Tích Chu ...) một số đồ dùng, 
đồ chơi phục vụ hoạt động văn học do cô và trẻ cùng làm bằng rối và sa bàn như 
câu chuyện ( Ai đáng khen nhiều hơn, cáo, thỏ, gà trống) Tất cả sản phẩm do 
cô, trẻ tạo ra hoặc huy động đều trưng bày ở góc văn học.
 Môi trường văn học rất đa dạng và phong phú. Không chỉ sách ở giá, kệ 
mà ở góc nghệ thuật cô trưng bày về các loại rối về các nhân vật trong tác phẩm 
văn học như: Rối tay - rối ngón, rối ống, rối bóng kết hợp trong giờ hoạt động 
góc, cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng rối. Được điều khiển các nhân vật theo diễn 
biến nội dung truyện làm cho trẻ rất thích thú và nhập vai rất tốt vào các tác 
phẩm văn học.
 Hình ảnh góc văn học
 Giải pháp 2: Giờ hoạt động chung làm quen với văn học có ưng dung 
công nghệ thông tin.
 Nghiên cứu soạn giảng:
 Trước mỗi tiết dạy, tôi nghiên cứu tác phẩm đó sẽ cung cấp cho trẻ nhứng 
kiến thức gì, chuẩn bị đồ dùng ra sao, giới thiệu bài như thế nào cho hấp dẫn, 
qua bài thơ, câu chuyện đó giáo dục cho trẻ những gì, trẻ ứng dụng ra sao trong 
cuộc sống... nếu chuẩn bị tốt thì tiết học không gây nhàm chán mà sẽ là động lực 
cho trẻ tích cực tham gia học tập.
 Giới thiệu bài:
 7 bằng cách cho trẻ chơi trò chơi nhẹ di chuyển đội hình xen kẻ giữa các hoạt 
động.
 Kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe.
 Để kể một câu chuyện hấp dẫn hoặc đọc một bài thơ hay trước hết giáo 
viên phải cảm nhận được nội dung câu chuyện, bài thơ, nhớ được các lời thoại 
sau đó dùng ngôn, ngữ giọng điệu, cử chỉ điệu bộ đóng vai nhân vật trong 
truyện, khi câu chuyện đến cao trào cô giáo dừng lại theo dõi diễn biến tâm lý 
của trẻ và đặt ra những tình huống gây hứng thú, khơi gợi trí tưỡng tượng của trẻ 
thử đoán câu chuyện sẽ tiếp diễn ra sao.
 Ví dụ: Câu chuyện Cáo Thỏ Gà Trống đây là câu chuyện có nhiều nhân vật 
rất ngộ nghĩnh, đáng yêu giáo viên không nên sử dụng tranh để kể chuyện mà 
giáo viên nên sử dụng mô hình hoặc rối khi lời kể đến nhân vật nào thì xuất hiện 
nhân vật đó như vậy sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ hơn.
 Trẻ đọc thơ, kể lại truyện và đóng kịch.
 Đây là hoạt động quyết định kết quả của tiết dạy trẻ có đạt yêu cầu hay 
không vì thế giáo viên cần lựa chọn hình thức phù hợp để cho trẻ đọc thơ, kể lại 
truyện giáo viên có thể cho trẻ đọc thơ, kể chuyện theo nhóm, theo từng đoạn 
nối tiếp nhau và cuối cùng là cho cá nhân đọc, kể toàn bộ câu truyện.
 Muốn hoạt động đóng kịch thu hút được sự chú ý của các lớp thì giáo viên 
cần chuẩn bị tốt bối cảnh của sân khấu, trang phục, hóa trang, đạo cụ và nhạc 
đệm phù hợp với nôi dung của câu truyện.
 (Hình ảnh trên tiết học)
 Hướng dẫn trẻ kể chuyện sáng tạo:
 Việc hướng dẫn cho trẻ nhớ lại truyện, kể lại một cách mạch lạc đã là khó. 
Việc tập cho trẻ kể chuyện sáng tạo lại còn khó hơn. Vì vậy giáo viên cần tập 
cho trẻ nhớ tên nhân vật và diễn đạt đúng giọng nói và tập cho trẻ kể chuyện 
sáng tạo mọi lúc mọi nơi.
 9 Hoạt động đón trả trẻ: Cô chuẩn bị nội dung câu chuyện, bài thơ trong 
tuần dán vào góc tuyên truyền của lớp học để phụ huynh theo dõi và cho trẻ làm 
quen trước các các hoạt động khác nói chung và các tác phẩm văn học nói riêng.
 Hoạt động chiều:bên cách cho trẻ làm quen với bài thơ câu chuyện mới sẽ 
học, cô có thể cho trẻ ôn lại các bài thơ, câu chuyện đã học dưới nhiều hình thức 
như đóng kịch, cho trẻ nhập vai, hóa trang đơn giản, giáo viên hoặc một trẻ khá 
sẽ là người dẫn chuyện. đây là hoạt động thường gây hướng thú cho trẻ nhất.
 Tích hợp vào các tiết học khác.
 Hoạt động văn học là một trong những môn học dễ dàng lồng tích hợp vào 
các môn học khác.
 Ví dụ: Hoạt động môi trường xung quanh đề tài “ tìm hiểu một số nghề 
phổ biến giáo viên có thể cho trẻ đọc bài thơ “ làm nghề như bố” để ôn định lớp 
học 
 Ví dụ: Hoạt động làm quen với toán dạy trẻ về số lượng và chữ số giáo viên 
dùng một đoạn truyện ngắn để lập đề toán nhằm tạo cho tiết học toán thêm hấp 
dẫn và chóng nhàm chán ở trẻ Qua các giờ học khác ta tích hợp cho trẻ làm 
quen văn học vào những lúc trò chuyện với trẻ theo đề tài đưa vào thơ chuyện, 
đồng dao vào giờ học. Bên cạnh việc cung cấp vốn từ cho trẻ còn giúp trẻ tìm 
hiểu về xung quanh. Hình thành cho trẻ tình cảm đối với con người, cuộc sống, 
giúp cho các giờ học sinh động, hấp dẫn tránh sự nhàm chán vào giờ học giúp 
trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng. 
 Ví dụ: Dạy trẻ hoạt động tạo hình giáo viên có thể nghỉ ra một đoạn truyện 
sáng tạo có liên quan đến đề tài để giới thiệu nhằm thu hút được sự chú ý của trẻ 
để giới thiệu hoạt động học.
 Sản phẩm sáng tạo của trẻ
 Giải pháp 4: Thông qua các hội thi.
 11 Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi nhận thức được giải pháp và biện 
pháp có mối quan hệ khăng khít với nhau nhờ có các biện pháp, giải pháp mà 
bản thân đã tạo ra được các biện pháp phục vụ cho các hoạt động văn học trong 
trường mầm non đạt kết quả cao.
 d.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm 
vi và kết quả ứng dụng.
 Qua thời gian áp dụng những biện pháp đến nay tôi đã thu được kết quả 
như sau:
 ĐẠT KHÔNG ĐẠT
 TT NỘI DUNG KHẢO SÁT Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 
 % %
 01 Đọc, kể diển cảm. 30 71 12 29
 02 Trẻ tiếp thu nhanh, nhiều. 31 73 11 27
 03 Trẻ phát triển ngôn ngữ. 33 78 9 22
 04 Trẻ kể lại được truyện. 34 80 8 20
 05 Biết kể chuyện sáng tạo. 32 76 10 14
 13 phẩm chất đạo đức tốt, luôn yêu nghề mến trẻ, cố gắng chăm sóc dạy dỗ các 
cháu thật tốt để cống hiến một phần nhỏ bé của mình trong sự nghiệp ươm mầm 
xanh tương lai của đất nước
 Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình học tập nghiên 
cứu của bản thân. Tôi xin mạnh dạn trình bày và mong được sự góp ý của cấp 
trên. Để từ đó bản thân tôi rút ra được kinh nghiệm sâu sắc hơn nữa trong việc tổ 
chức hoạt động văn học cho trẻ.
 2. Kiến nghị.
 Đối với phòng giáo dục.
 Mở các chuyên đề về hoạt động văn học cho giáo viên tham gia rút kinh 
nghiệm.
 Đối với ban giám hiệu nhà trường
 Bổ sung thêm đồ dùng trang thiết bị phục vụ môn làm quen văn học.
 Đối với phụ huynh.
 Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến bậc học Mầm Non. 
 Phối hợp tốt với nhà trường và giáo viên cùng nhau giáo dục để trẻ đạt kết 
quả cao hơn.
 Xác nhận của nhà trường Buôn Hồ, ngày 10 tháng 11 năm 2019
 Hiệu trưởng Người thực hiện
 Võ Thị Thủy Lê Thị Hạnh
 15 MỤC LỤC
 TT NỘI DUNG TRANG
 I PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1
 1 Lý do chọn đề tài Trang 1
 2 Mục đích nhiệm vụ của đề tài Trang 2
 3 Đối tượng nghiên cứu Trang 2
 4 Giới hạn của đề tài Trang 2
 5 Phương pháp nghiên cứu Trang 2
 II PHẦN NỘI DUNG Trang 4
 1 Cơ sở lý thuận Trang 4
 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trang 4
 3 Nội dung và hình thức của giải pháp Trang 6
 a Mục tiêu của giải pháp Trang 6
 b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp. Trang 6
 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Trang 12
 d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề Trang 13
 nghiên cứu, phạm vi và kết quả ứng dụng. 
III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Trang 15
 1 Kết luận. Trang 14
 2 Kiến nghị Trang 15
 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 16
 17

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_tuoi_hoc_t.doc