Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ 4-5 Tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ 4-5 Tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ 4-5 Tuổi
I. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài: Trong cuộc sống âm nhạc không thể thiếu được đối với con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của toàn nhân loại nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì đó là nhu cầu càng không thể thiếu được. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc, giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình, giáo viên có thể chơi đàn, hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác cuả trẻ mọi lúc mọi nơi như : ( giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm, giờ tạo hình...). Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Năm học qua bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ cảm thụ môn âm nhạc âm nhạc. Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc qua các trò chơi. Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong làm quen văn học, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, thể dục buổi sáng, dạo chơi...Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên hơn. Tôi là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức qua các biện pháp, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những biện pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc 1 trẻ thơ. Tạo cho trẻ có một đời sống văn hoá lành mạnh, góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. * Nhiệm vụ: Trẻ mẫu giáo lứa tuổi này cơ các ngón tay phát triển mạnh, ngôn ngữ của trẻ giàu vốn từ hơn, Trẻ tri giác tốt hơn, khả năng tưởng tượng phong phú, đa dạng hơn. Khả năng chú ý, ghi nhớ của trẻ tương đối cao. Khả năng phân tích, tổng hợp hệ thống hóa tương đối tốt. Chính vì vậy cô giáo cần phải đặt ra một số nhiệm vụ sau: * Cô chọn - Cô chọn đề tài phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi. - Cô nghiên cứu kỹ đề tài, soạn giáo án - Chuẩn bị đồ dùng học liệu đầy đủ cho cô và trẻ hoạt động. - Tổ chức dạy mọi lúc mọi nơi . - Tổ chức giờ dạy hoạt động có chủ đích - Kết hợp với quý bậc phụ huynh. - Có một số ý kiến đề xuất với ban giám hiệu nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ 4-5 T ” Trường mẫu giáo Bình Minh. 4. Giới hạn của đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ 4-5 T ” Trường Mẫu giáo Bình minh- An Bình -Thị xã Buôn Hồ- Đăk Lak . 5. Phương pháp nghiên cứu: * Để thực hiện đề tài này tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau: 3 Nó là hoạt động nghệ thuật mang tính trừu tượng, nhưng rất thiết thực với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5 tuổi theo phương pháp hướng dẫn đổi mới hoạt động Giáo dục âm nhạc cũng đã có định hướng đổi mới hình thức thực hiện trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính đặc thù của hoạt động nghệ thuật với yêu cầu nâng cao kỹ năng thực hành giúp trẻ cảm thụ âm nhạc, đồng thời tạo cho trẻ có được đời sống tinh thần phong phú thoải mái ở trường , lớp mầm non. Xuất phát từ mục tiêu yêu cầu, nhiệm vụ và vai trò của ngành học của môn học. Bản thân tôi đi sâu nghiên cứu tìm ra các “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ 4-5 T ” 2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Như chúng ta đã biết nội dung chương trình Giáo dục âm nhạc được tiến hành theo các dạng hoạt động (ca hát, vận động, nghe hát và trò chơi ). Tuy trẻ ở cùng độ tuổi, song khả năng cảm nhận âm nhạc của trẻ không đều, chưa thể hiện được cảm xúc tình cảm, phong cách nghệ thuật còn hạn chế, nhiều trẻ còn sợ sệt, nhút nhát, không thích tham gia vào hoạt động âm nhạc, một số trẻ không thích nghe cô hát và biểu diễn nên rất khó rèn. Xuất phát từ tình hình thực tế môn Giáo dục âm nhạc của lớp với yêu cầu đặt ra cùng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của môn Giáo dục âm nhạc trong việc giáo dục trẻ. Trong năm học 2020- 2021 này tôi quyết tâm đi sâu nghiên cứu và tìm các biện pháp nâng cao chất lượng GDAN trong đời sống hằng ngày trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau. - Bên cạnh đó vẫn còn một số cháu chưa hứng thú tham gia cũng như chưa có sự quan tâm của một số bậc phụ huynh về âm nhạc . hoặc nói về tính chất âm nhạc, đồng thời thể hiện cử chỉ điệu bộ động tác minh hoạ trang phục phù hợp với nội dung bài hát. Qua đó trẻ cảm nhận được giai điệu: 3. Nội dung và hình thức thực hiện giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp: 5 Kết quả trên tôi tổ chức cho 100% số trẻ trong lớp tham dự vào các nội dung hoạt động giáo dục âm nhạc như (ca hát, vận động, nghe nhạc nghe hát, trò chơi ) trong tiết dạy và mọi lúc mọi nơi. - Đối với ca hát: Tôi tổ chức cho trẻ hát và biểu diễn 1 bài dễ và 1 số bài khó hoặc những bài tự chọn của trẻ. Tôi quan sát và ghi chép đánh giá theo biểu ý lớn đã chuẩn bị. Thì kết quả cũng thật bất ngờ, với những bài mà trẻ cho là thuần thục yêu thích và dễ thì cũng rất nhiều điểm sai sót. Ở phần ca hát điều đầu tiên tôi nhận thấy là trẻ hát quá ngọng đặc biệt là '' L và N '' có tới 3 - 4 % trẻ hát ngọng. Cùng với điều đó là trẻ còn hát sai cao độ, trường độ, phách mạnh , nhẹ không rõ ràng. Lúc đầu hát đúng, nhưng cứ đến 1/2 bài là trẻ hát nhanh cuối cùng là trẻ hát hết bài nhưng nhạc vẫn còn. Kết quả : Qua cách rèn và làm mẫu, sửa sai, chăm chỉ rèn luyện tập cá nhân, ôn luyện củng cố...Bằng nhiều hình thức thi đua, động viên khuyến khích, cho trẻ xem qua băng hình cho trẻ đi thăm quan ...Để giúp trẻ hiểu hứng thú và làm tốt hơn các nội dung trên. Trẻ mạnh dạn tự tin biểu diễn kết hợp với một số phong cách đơn giản nhưng ngộ nghĩnh. - Biện pháp 2 : Học tập và rèn luyện để củng cố kiến thức và nâng cao phong cách nghệ thuật dạy giáo dục âm nhạc. Đứng trước yêu cầu đổi mới hiện nay, để rèn cho trẻ học tập tốt giáo dục âm nhạc thì tôi nghĩ là một giáo viên đứng lớp phải có kiến thức về môn âm nhạc nghệ thuật này, xác định giọng cho bài hát, muốn xác định giọng cho bài hát thì căn cứ vào nốt nhạc cuối cùng của bản nhạc, bản nhạc viết ở giọng gì? Nhịp nào tính chất âm nhạc ra sao (nhanh, vui tươi nhí nhảnh hay trong sáng, nhẹ nhàng, tình cảm ...). Sau đó tiến hành xướng âm, hát lời. Nếu là bài hát cao phải dịch giọng cho phù hợp với giọng của mình. Đặc biệt tôi rất quan tâm đến giọng hát và vận động múa giọng hát chuẩn về âm nhạc (hát cùng với đàn và nhạc cụ khác). 7 Mà hát với tình cảm chân thực từ lòng mê say yêu mến. VD: Bài ‘‘Ru em ’’ '' Múa với bạn Tây Nguyên '' tôi đã mặc trang phục dân tộc, tay đeo vòng, vai đeo gùi và hát, vừa hát vừa thể hiện cử chỉ điệu bộ phong cách vui tươi nhí nhảnh. Hay bài " Hoa thơm bướm lượn " ‘‘ Xe chỉ luồn kim ’’tôi mặc áo tứ thân, đội nón quai thao kết hợp với cử chỉ điệu bộ, âu yếm tình cảm với trẻ. Nhờ có trang phục mà trẻ đã cảm nhận được âm nhạc bằng các động tác, trẻ đong đưa, trẻ nhún, nghiêng người cùng cô. Trò chơi thường ở trạng thái động và số lượng trẻ tham gia rất đông. Đồ dùng,đồ chơi phục vụ trò chơi luôn mới lạ hấp dẫn trẻ. Trong quá trình chơi trẻ phải luôn luôn tập trung chú ý theo dõi để giải quyết nhiệm vụ của trò chơi và hầu hết các trò chơi thường được tổ chức dưới hình thức thi đua nên rất gây hứng thú.Tôi đã sưu tầm và đưa ra 1 số trò chơi mới để áp dụng vào tiết dạy sao cho phù hợp với nhận thức của trẻ. VD: Trò chơi thứ nhất '' Ai nhanh nhất '' Trò chơi như sau: Cô đưa ra 5chiếc vòng và chọn 6 trẻ lên chơi cho trẻ vừa đi vừa hát khi nghe hiệu lệnh trẻ nháy nhanh vào vòng nếu trẻ nào nhảy vào vòng nhanh nhất là thắng cuộc sau đó lần lượt cất dần mỗi lần 1 vòng cho đến lúc còn 1 vòng nữa ai giành được sẽ tháng cuộc chơi. Trò chơi thứ hai: Nghe âm thanh đoán tên dụng cụ âm nhạc : cô mở âm thanh cho trẻ nghe và cho trẻ đoán ai đoán đúng sẽ thắng cuộc và được tặng quà . Sau khi sử dụng những hình thức này bằng những lời nói nhẹ nhàng dí dỏm có ngữ điệu, có hình ảnh, thể hiện được sắc thái biểu cảm khi cần thiết. Lời nói cuốn hút liên kết lôgic theo chủ đề từ đầu đến cuối tiết học. Đồng thời sử dụng phong cách tự nhiên như : đồ dùng - đồ chơi, trang phục, trò chơi ... động viên khuyến khích trẻ đã giúp trẻ vui sướng hào hứng tham gia. 9 nhạc trong ngày hôm nay, xin chúc các bạn mạnh khoẻ thông minh học giỏi và chiến thắng, xin chân trong giới thiệu thành phần BGK và người dẫn chương trình đó chính là tôi cô giáo Trần Thi Nhân xin các bạn một tràng pháo tay thật nồng nhiệt, ở phần thi này các bạn phải trải qua 3 phần thi, luật chơi như sau . Khi tôi ra câu hỏi gia đình nào lắc chuông trước và trả lời đúng sẽ được 10 điểm ở mỗi phần thi xin mơì 3 gia đình về vị trí của mình. Phần thi thứ nhất : Kể tên trong gia đình mình có những ai ? và nói gia đình mình có mấy thế hệ ? gia đình đông con hay ít con ? phần thi thứ 2 : '' Ai nhanh trí '' Cô đưa ra yêu cầu hoặc hình ảnh nào thì trẻ hát và vận động bài hát đó ( trò chơi, ca hát và vận động.) Phần nghe hát : Cô nói '' đến với chương trình ngày hôm nay tôi cũng rất vui và xúc động, và sau đây xin góp vui với chương trình một bài hát: ‘‘ Ngọn nến lung linh’’ của Ngọc lễ sáng tác .Với hình thức tổ chức trên tôi thấy 100% trẻ rất hứng thú thích tham gia vào giờ học tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng. ( Hình ảnh trẻ biểu diễn văn nghệ ) + Giáo dục âm nhạc thông qua ngày hội ngày lễ: Là cơ hội rất tốt để Giáo dục âm nhạc cho trẻ, là một hoạt động có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và dó chính là nội dung của việc giáo dục thể chất thẩm mỹ cho trẻ. Thông qua hoạt động nghệ thuật này mà trẻ được ôn luyện, củng cố những nội dung đã học, phát triển năng khiếu đồng thời tăng dần mức độ khó với trẻ khá và 11 nhạc là bộ môn có thể lồng ghép nhiều nhất trong tất cả các môn học .Qua đó một lần nữa trẻ được ôn luyện củng cố và phát triển .VD: Môn khám phá khoa học , với bài: " Cháu yêu cô chú công nhân "Thì tôi đã vận dụng cho trẻ hát và vận động bài hát biểu diễn vận động bài hát này gây cho trẻ rất hào hứng tham gia vào giờ học khám phá. Với giờ tạo hình '' Vẽ quà tặng chú Bộ đội '' Tôi cũng có thể cho trẻ hát bài ''Cháu thương chú Bộ đội '' trò chuyện qua bài hát. Qua bài hát mà trẻ tưởng tượng ra những hình ảnh về chú Bộ đội để vẽ vào bài của mình, hoặc những bài hát tôi có thể cho trẻ đọc thành bài thơ thì trẻ cũng rất hứng thú Nhờ có sự lồng ghép các bài hát, bài thơ trong mỗi giờ học khác nhau, mà tạo cho trẻ hứng thú thu hút trẻ vào giờ học giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng thoải mái. Từ đó phát huy ở trẻ khả năng nhận thức tư duy tưởng tượng và cảm thụ âm nhạc một cách sâu sắc nhất .Thông qua giờ đón trả trẻ, hoạt động dạo chơi , hát cho trẻ nghe trước giờ ngủ trưa, hoạt động chiều, âm nhạc kết hợp với thể dục sáng, ngoài ra ,trên các hoạt động khác âm nhạc là một trong các nội dung bổ trợ nhằm gây hứng thú cho trẻ vào học nội dung mới. - Biện pháp 5: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh: Khi bắt đầu vào năm học mới, trong buổi họp phụ huynh của lớp đầu năm, tôi đã thông báo rõ kế hoạch, mục đích yêu cầu của việc phát triển toàn diện của trẻ nói chung và phát triển thẩm mĩ nói riêng. Sau đó đề nghị với phụ huynh lớp bàn bạc với giáo viên chủ nhiệm một số biện pháp phối hợp như: Hỗ trợ thêm kinh phí và tạo điều kiện thời gian cho trẻ tự hoạt động thêm ở gia đình. Đặc biệt là hiện nay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình thường có nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi đã sử dụng, chẳng hạn như vỏ chai dầu gội, sửa tắm, lon bia, vỏ hộp sửa, bìa lịch cũ, đĩa CD bị trầy cũĐó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng có thể tận dụng để làm ra những đạo cụ âm nhạc và cho trẻ sử dụng những đạo cụ đó từ những nguyên liệu thải trên. Nên tôi đã phối 13 - Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn có tác phong vận động biểu diễn tự nhiên như những ‘‘Ca sĩ tí hon nhí ’’ * Đối với bản thân cô: - Bản thân có kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Giáo dục âm nhạc trong chương trình, mở rộng thêm năng khiếu và vốn hiểu biết, có phong cách giảng dạy tốt. * Đối với phụ huynh: Có nhận thức đúng về ngành học, quan tâm đến con em mình hơn và tạo nguồn kinh phí và nguyên vật liệu cho trường và lớp thực hiện tốt chuyên đề. d. Kết quả khảo nghiệm - giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng: Sau khi áp dụng một số biện phát trên tôi đã đạt được 1 số kết quả như sau: * Kết quả của lớp: Trong năm học 2019-2020 nhà trường đánh giá lớp xếp loại tốt, lớp thực hiện về chuyên đề xếp loại tốt. Năm học 2020 - 2021 đa số trẻ ham thích bộ môn âm nhạc và hứng thú ca hát, trẻ rất tự tin khi học bộ môn này . * Đối với ca hát: Tôi tổ chức cho trẻ hát và biểu diễn 1 bài dễ và 1 số bài khó hoặc những bài tự chọn của trẻ. Tôi quan sát và ghi chép đánh giá theo biểu ý lớn đã chuẩn bị. Thì kết quả cũng thật bất ngờ, với những bài mà trẻ cho là thuần thục yêu thích và dễ thì cũng rất nhiều điểm sai sót. Ở phần ca hát điều đầu tiên tôi nhận thấy là trẻ hát quá ngọng đặc biệt là '' L và N '' có tới 3 - 4 % trẻ hát ngọng. Cùng với điều đó là trẻ còn hát sai cao độ, trường độ, phách mạnh, nhẹ không rõ ràng. Lúc đầu hát đúng, nhưng cứ đến 1/2 bài là trẻ hát nhanh cuối cùng là trẻ hát hết bài nhưng nhạc vẫn còn. 15 * Với những trẻ hát sai cao độ, trường độ: Tôi hát mẫu nhiều lần đoạn đó, câu đó sau đó cho trẻ nghe, có thể đọc chậm lời đúng cao độ, trường độ nốt nhạc có thể có cô đàn không hát, trẻ cảm nhận cô hát cùng trẻ hoặc có hình thức mời trẻ hát đứng lên hát cho trẻ sai và có thể cùng biểu diễn,cô luôn luôn chú ý đến nghững trẻ hát sai trường độ nếu sai vấn đề này trẻ sẽ hát không đúng bài và nhạc của bài hát. * Với những trẻ chưa cảm nhận được sắc thái tình cảm qua phần nghe hát,nghe nhạc. Việc tổ chức cho trẻ nghe nhạc trong chương trình hiện nay mới thực hiện ở mức độ cho trẻ nghe hát. Để tiến hành cho trẻ nghe nhạc với các hình thức phong phú mang tính nghệ thuật cao hơn phù hợp với trẻ sẽ giúp trẻ cảm nhận được tốt giai điệu của âm nhạc. Ví dụ: Khi cho trẻ nghe bản nhạc Tây Nguyên cô tạo dựng một bức tranh và nói '' Vào ngày lễ hội người ta thường tụ tập đến làng văn hóa rồi đốt củi, cầm ngọn đuốc. Những người nam giới cầm cồng chiêng... Để nhảy múa theo bản nhạc cảnh vật mà con người như hoà quyện cùng nhau rất vui tươi đầm ấm. Qua lời giới thiệu như vậy trẻ nhớ ra cảnh vật và trẻ tự nhảy múa vận động theo ý tưởng của trẻ. * Đối với vận động: Muốn trẻ vận động được tốt thì cô phải tạo được hứng thú gợi cho trẻ hiểu được ý nghĩa của động tác, tác dụng của hoạt động nghệ thuật từ đó trẻ được luyện tập biểu diễn bằng tình cảm của mình một cách sâu sắc. Có nhiều hình thức để rèn trẻ làm tốt phần vận động. Có thể cô làm mẫu hoặc mời trẻ làm đúng, trẻ giỏi lên làm mẫu. Rèn luyện cho trẻ vận động mọi lúc mọi nơi. VD: Bài : ‘‘ Cháu vẫn nhớ trường mầm non ’’ dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu nhanh, khi trẻ vỗ tay thành thạo , cô cho trẻ gõ đệm bàng các dụng cụ gõ đệm . VD: Bài '' Nhớ ơn Bác '' có câu '' Ai yêu Chí Minh '', Cô nói Các con đưa tay trái 17 - Có tác dụng dấy lên phong trào sưu tầm, sáng tác các trò chơi âm nhạc, đặc biệt hơn là đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của phụ huynh tham gia cùng nhà trường trong những hội thi, thao giảng, hội giảng, các ngày hội ngày lễ... 2. Kiến nghị: Đó là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng trực tiếp vào lớp mình. Nhưng bản thân cần phải nổ lực và học hỏi nhiều hơn nữa và có kiến nghị như sau : Đối với nhà trường cần tạo điều kiện cho chị em học hỏi thêm ở các trường bạn như: Sinh hoạt chuyên đề, dự giờ góp ý.Về trường tổ chức các chuyên đề, tổ chức thao giảng, các lần sinh hoạt chuyên đề, thường xuyên tổ chức kỷ niệm các ngày hội, ngàylễ cho học sinh được tham gia để phát huy được năng khiếu ở trẻ.Từ đó chị em có điều kiện bổ sung thêm những kinh nghiệm nhằm giáo dục trẻ được tốt hơn. Buôn Hồ ngày 15 tháng 3 năm 2021 Người thực hiện Trần Thị Nhân 19 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG I PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1 1 Lý do chọn đề tái Trang 1 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Trang 2 3 Đối tượng nhiên cứu Trang 3 4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Trang 3 5 Phương pháp nghiên cứu Trang 3 II PHẦN NỘI DUNG Trang 2 1 Cơ sở lý luận Trang 4 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trang 5 3 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Trang 5 a Mục tiêu của giải pháp Trang 5 b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Trang 6 c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Trang 15 d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên Trang 18 cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng III PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ Trang 19 21
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc