Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 Tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 Tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 Tuổi
1 MẪU BẢNG TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi 2. Nội dung lĩnh vực đề tài: Phát triển thẫm mỹ 3. Tác giả: Lê Thị Hạnh . Chức vụ: Giáo viên mầm non 4. Nội dung tóm tắt. Sáng kiến đã đưa ra được giải pháp mới nhằm giúp trẻ khi tham gia hoạt động trẻ cảm thấy thoải mái “trẻ mà chơi, chơi mà học”. Được thể hiện qua cách thức tổ chức qua các tiết học được tổ chức dưới dạng chương trình vui chơi. Trẻ được tham gia các trò chơi, được tiếp xúc đồ dùng trực quan, tranh ảnh gợi ý, trong tiết học có ứng dụng công nghệ thông tinkhi sử dụng đồ chơi, trò chơi, tranh ảnh gợi ý, máy tính. Chính nhờ những hình thức đó tiết học sẽ rất sôi nổi nhẹ nhàng. Lúc đó, giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn, còn học sinh chính là trung tâm của hoạt động. Vì vậy trẻ rất hứng thú, kích thích trẻ tư duy tích cực để gải quyết được yêu cầu mà giáo viên đưa ra. Trẻ sẽ không còn cảm thấy nhàm chán nữa, thậm chí là rất phấn khích. Đồng thời đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Cụ thể gồm các phương pháp như sau: Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục thân thiện xung quanh trẻ. Biện pháp 2: Tiết học theo hướng tích hợp và ứng dụng công nghệ thông Biện pháp 3: Thông qua các hội thi. Biện pháp 4: Phối kết hợp với các bậc phụ huynh + Phạm vi áp dụng biện pháp: Tại trường mẫu giáo Bình Minh + Thời điểm áp dụng. Từ tháng 9 /2020 đến nay Hiệu quả mang lại. Tạo được môi trường lớp học đẹp, thân thiện với trẻ, qua đó giúp trẻ đến lớp đạt tỷ lệ chuyên cần cao hơn. Rau dồi kỹ năng lên giáo cho giáo viên. Trẻ tham gia tích cực hơn, tạo ra được sản phẩm đa dạng phong phú hơn . Trẻ mạnh dạn, tự tin được thể hiện qua các hoạt động Giáo viên và phụ huynh có quan niện đồng nhất trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. XÁC NHẬN CỦA TÁC GIẢ BGH NHÀ TRƯỜNG Lê Thị Hạnh 3 Việc tổ chức hoạt động tạo hình theo chương trình mầm non là rất cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách, thẫm mỹ, khả năng tư duy, óc tưởng tượng ngay từ đầu đời. Giáo viên là người hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, vui chơi, tìm tòi, khám phá, trẻ tham gia hoạt động tạo hình một cách hứng thú, chủ động phát triển cá nhân. Xuất phát từ thực tế trên tôi thấy mình cần phải làm gì để nâng cao chất lượng giảng dạy môn tạo hình để đưa mầm non tương lai của đất nước. Hình thành ước mơ cao đẹp trong tâm hồn trẻ thơ. Tạo cho trẻ có một đời sống văn hóa lành mạnh, góp phần phát triển toàn diện.. Trẻ mẫu giáo lứa tuổi này cơ các ngon tay phát triển mạnh, ngôn ngữ của trẻ giàu vốn từ hơn. Trẻ tri giác tốt hơn, khả năng tưởng tượng phong phú, đa dạng hơn. Khả năng chú ý, ghi nhớ của trẻ tốt. Khả năng phân tích, tổng hợp hệ thống hóa tương đối tốt. Chính vì vậy giáo viên cần phải đặt ra một số nhiệm vụ sau: Chọn đề tài phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi. Nghiên cứu kỹ đề tài, soạn giáo án. Giáo viên Chuẩn bị đồ dùng, học liệu đầy đủ cho cô và trẻ hoạt động. Tổ chức dạy mọi lúc mọi nơi . Tổ chức giờ dạy hoạt động có chủ đích. Kết hợp với quý bậc phụ huynh. Có một số ý kiến đề xuất với ban giám hiệu nhà trường. Chọn phương pháp phù hợp đặc thù bộ môn ( Trong đó phương pháp trải nghiệm, lấy trẻ làm trung tâm trong chương trình mới hiện nay) 3. Đối tượng nghiên cứu. Môn hoạt động tạo hình, cho trẻ 5 tuổi Trường mẫu giáo Bình Minh- Thị Xã Buôn Hồ- Tỉnh Đăk Lăk 4. Giới hạn của đề tài. Trong khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng những kiến thức kỹ năng tìm ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình phục vụ cho trẻ tại trường mẫu giáo Bình Minh - phường An Bình- Thị Xã Buôn Hồ - Tỉnh Đăk Lăk 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau: Đọc và nghiên cứu sách “hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam”. 5 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. Mỗi chung ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, nhận thức, thẫm mỹ. Nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để áp dụng vào chương trình giảng dạy tất cả các môn học nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng. Bộ môn hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ. Tôi luôn đau đáu về khả năng truyền thụ, nhận thức của trẻ về hoạt động tạo hình. Chính vì thế là một giáo viên Mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân, đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng của trẻ và phát triển toàn diện. Với mục đích chung của giáo dục Mầm non hoạt động tạo hình giúp trẻ nắm những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ và ấn tượng về cái đẹp và những xúc cảm chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của con người. Về mặt đạo đức hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành những đức tính tốt như: yêu thích cái đẹp, muốn tạo ra cái đẹp. Về mặt thể chất giúp trẻ vui vẻ phấn khởi và tác động đến hệ thần kinh, điều chỉnh chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể giúp trẻ ngày càng khéo léo và linh hoạt. Về mặt thẩm mỹ giúp trẻ hình thành cảm xúc và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình Vì vậy hoạt động tạo hình giúp trẻ hình thành và rèn luyện ở trẻ khả năng đánh giá và tự đánh giá, tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ giúp cho lời nói truyền cảm hơn và ngôn ngữ được mạch lạc hơn, mặt khác hoạt động này còn giáo dục trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe lời chỉ bảo của cô. Hoạt động tạo hình là môi trường cho trẻ rèn luyện năng lực, điều khiển hành vi của mình nhờ có hoạt động này mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên. Vì thế trẻ phải được học, trải nghiệm bằng những phương pháp phù hợp để tiếp thu kiến thức tốt nhất. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Con người sinh ra không ai củng có sẳn trong mình những năng khiếu thẫm mỹ. Cũng không ai có tài năng bên mình, mà đòi hỏi phải thông qua giáo dục và 7 Đồng nghiệp thường xuyên cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy, qua sách báo từ những kinh nghiệm của trường bạn từ đó có những biện pháp giúp trẻ học tốt môn tạo hình hơn. Năm nay tôi được phân công dạy lớp 5 tuổi gồm 35 trẻ: Trong đó có 25 trẻ đã học qua lớp 4 tuổi đạt tỉ lệ 71 % còn lại 10 trẻ ở nhà lần đầu tiên mới đến trường đạt, tỉ lệ 29 % cho nên nhiều cháu còn nhút nhát trong khi thể hiện ý tưởng. Trẻ còn yếu về kỹ năng vẽ, bố cục bức tranh, chưa biết phối hợp các mảng màu, khả năng nhận xét tranh của trẻ còn chậm. Nhiều cháu chưa có thói quen nề nếp vào lớp học, chưa tích cực hoạt động tạo hình. Nhiều phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình, còn cho rằng trẻ đến trường chỉ chơi chứ không học. Số liệu điểu tra ban đầu. Đầu năm học 2020 - 2021 tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng để nắm bắt được khả năng tạo hình của từng trẻ. TT Nội dung khảo đạt chưa đạt Trung bình Yếu sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ trẻ % trẻ % trẻ % trẻ % 01 Tập trung chú ý 7 20 10 28.6 10 28.6 8 22.8 02 Kỹ năng vẽ, nặn,xé dán 8 22.8 9 25.7 10 28.6 8 22.8 03 Kỹ năng phối hợp màu sắc 6 17.2 9 25.7 9 25.7 11 31.4 04 Bố cục tranh 6 17.2 10 28.6 8 22.8 11 31.4` 05 Nhận xét sản phẩm 8 22.8 9 25.7 11 31.4 8 22.8 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. a. Mục tiêu của giải pháp. Sau khi đã có được kết quả khảo sát ban đầu tôi đã đưa ra mục tiêu cho từng giải pháp như: Tạo ra được môi trường giáo dục xung quanh trẻ phải thân thiên, hài hòa, đảm bảo ân toàn cho trẻ đa dạng về sản phẩm, thu hút được sự chú ý của tất cả 9 Góc hoạt động tạo hình: Để khơi gợi sự say mê sáng tạo, tôi đặt tên cho các góc này như: Hoạ sĩ nhí, bé làm họa sĩ, họa sĩ tí hon sản phẩm của trẻ tạo ra được trưng bày lên góc này. Từ sự gợi mở này đã kích thích trẻ tạo ra sản phẩm mới và phát huy lòng ham muốn, say mê học tạo hình của trẻ. Việc trưng bày sản phẩm đẹp của trẻ khiến trẻ rất vui sướng và càng cố gắng hơn để tiếp tục được khen. Ngoài ra, đối với phụ huynh trong những lúc đón và trả trẻ thấy sản phẩm của con mình được trưng bày cũng rất phấn khởi và luôn động viên con tiếp tục học tốt hơn. Còn một số cháu tác phẩm chưa được tốt, phụ huynh sẽ tìm hiểu nguyên nhân để nhắc nhở, dạy bảo cháu thêm. Tóm lại việc tạo môi trường đẹp và hấp dẫn là một việc làm rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ. Biện pháp 2: Tiết học theo hướng tích hợp và ứng dụng công nghệ thông Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ. ( Hình ảnh ứng dung công nghệ thông tin trong tiết học) Để nâng cao được hoạt động tạo hình và tăng cường tài liệu hấp dẫn phong phú phục vụ cho trẻ hoạt động tạo hình. Tôi thường xuyên sưu tầm và chụp các hình ảnh bên ngoài, trên mạng để cho trẻ quan sát. Ví dụ: Dạy đề tài “Nặn con vật gần gũi của bé” thay vì các tranh ảnh, tôi tìm tòi các hình ảnh động trên mạng, các con vật đang vận động, rình bắt... Với các tư thế khác nhau cho trẻ quan sát, nhận xét (trên máy vi tính). Trẻ sẽ có ấn tượng về các con vật đó như thế nào? có những bộ phận, tư thế đi, đứng... gây ấn tượng sâu sắc với trẻ nên sản phẩm của trẻ khi thực hiện có nhiều điểm sáng tạo, ngộ nghĩnh được thể hiện với nhiều kiểu dáng khác nhau. Ví dụ: Bài “Vẽ về gia đình bé”. Tôi cho trẻ xem hình ảnh về các gia đình của các bạn trong lớp (cô giáo đã quay trước) đưa vào trình chiếu cho trẻ xem, thảo luận sôi nổi. Kết quả bài vẽ của nhiều trẻ đẹp, sáng tạo, phản ánh được cảnh sinh hoạt và các thành viên trong gia đình rất đa dạng và phong phú. Qua việc sử 11 Sau hoạt động quan sát đàm thoại tôi sẻ tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ để gây bớt mệt mỏi và căng thẳng qua đó nhằm cho trẻ khởi động các khớp cổ tay và khớp ngón tay tùy vào chủ đề mà giáo viên có thể lựa chọn trò chơi cho phù hợp. Ví dụ: Trò chơi khởi động các khớp tay “con cua, con cá” “con cua đồng” “ gắp cua bỏ giỏ”“ cuốc đất” “ cá bơi” “ lướt sống” quan sát, uốn nắn, động viên sửa sai cho trẻ. Sau khi trẻ vẽ xong tôi cho tất cả các sản phẩm của trẻ đều được trưng bày ở góc và cho trẻ tự nhận xét sản phẩm của bản thân và của bạn mình trong lớp. Giáo viên là người nhận xét chúng. Tôi tuyệt đối không chê trực tiếp vào sản phẩm của bé chưa đạt yêu cầu. Sau khi tiết học hoàn thành tôi có một sổ nhật ký ghi chép sự chuyển biến của trẻ trong hoạt động và lưu lại toàn bộ sản phẩm của trẻ để đánh giá sự tiến triển của trẻ trong hoạt động. (Góc trưng bày sản phẩm của bé) Ví dụ: Chủ đề: Động vật” Đề tài “Nặn một số côn trùng ” đối với đề tài nặn tôi chuẩn bị vật mẫu của giáo viên phải đẹp, phản ảnh đúng hiện thực có kích thước to, màu sắc hài hòa phù hợp với tầm nhìn của trẻ. Những trẻ ngồi xa tôi sẻ cho các bạn khác chuyển vật mẫu đến gần hơn cho trẻ quan sát. Như vậy trẻ dễ quan sát được tất cả các phần của sản phẩm bằng đất nặn. Sau đó đàm thoại với trẻ về cách lựa chọn màu, cũng như chia tỷ lệ đất nặn giúp trẻ tạo ra sản phẩm tốt hơn. Từ những cảm xúc tạo hình, trẻ bắt đầu cảm nhận, phân biệt hình dạng và thể hiện hình dạng của từng vật mẫu, phát triển các thao tác tạo hình, đồng thời là khả năng tri giác bằng mắt ngày càng tốt hơn, chính xác Ví dụ: Chủ đề : Giao thông Đề tài: “ Vẽ phương tiện giao thông đường bộ” Vào bài tôi có thể mở file âm thanh của tiếng còi xe để thu hút sự chú ý của trẻ, cả lớp chú ý lắng nghe xem đó là phương tiện gì nhé. Để xem các bé nêu 13 thêm những chi tiết nào vào bức tranh để bức tranh của các con thêm phần sinh đông nào? Lúc này hàng loạt ý kiến của trẻ được đưa ra. Trong quá trình đàm thoại và gợi mở cho trẻ tôi có thể lồng ghép giáo dục trẻ biết yêu quý những con vật. Sau đó tôi cho trẻ tự thể hiện ý tưởng, óc sáng tạo của mình. Ngoài hoạt động tạo hình được tiến hành mọi lúc, mọi nơi, ở ngoài trời, ở các góc, ở hoạt động chiều. Nhưng với hình thức nào thì giáo viên sẽ luôn luôn là người hướng dẫn cho trẻ sẽ tự tạo nên những sản phẩm nghệ thuật của chính bản thân mình. Mặt khác hoạt động tạo hình tôi còn vận dụng bổ trợ cho các hoạt động khác . Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học “ Nhận biết một số loại quả” giáo viên có thể cho trẻ chơi trò chơi tích hợp tô màu loài quả có một hạt. Ví dụ: Hoạt động làm quen chữ cái. Tôi có thẻ tổ chức cho trẻ tô màu chữ cái in rỗng hoặc cho trẻ xếp các chữ cái bằng hột hạt. Ví dụ: Hoạt động làm quen với toán: Tôi có tổ chức trẻ vẽ thêm số hoặc dán số lượng theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Hoạt động làm quen văn học: Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Tạo nhận vật trong truyện” cách làm là dùng những quả banh nhỏ củ ,vải vụn, len để tạo ra các sản phẩm là con rối các nhân vật trong truyện, qua đó giúp trẻ nhớ nội dung truyện sâu hơn. Qua đó lòng ghép giáo dục trẻ biết cách bảo vệ môi trường. Đồng thời thông qua hoạt động ngoài trời tôi cũng hướng trẻ tận dụng các lá cây để giúp trẻ sáng tạo, thể hiện các sản phẩm tạo hình để làm giàu vốn kinh nghiệm cho trẻ và kết hợp rèn luyện các kĩ năng tạo hình cho trẻ. Trong lúc đi dạo, đi chơi cô gợi ý giúp trẻ tìm hiểu, nhận biết về hình dáng, màu sắc, sự vật hiện tượng, cảm nhận được cái đẹp, những hình ảnh đó sẽ in đậm vào ký ức của trẻ nhằm giúp trẻ tái tạo lại sản phẩm một cách tốt hơn. Nói chung nhờ có các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình theo hướng tích hợp và kết hợp với áp dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng đã góp phần tới việc kích thích hứng thú học tập của trẻ, giúp trẻ tạo ra những sản phẩm đẹp và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh. Biện pháp 3: Thông qua các hội thi. Năm học 2020- 2021 nhà trường đã tổ chức hội thi: “ nét vẽ xanh giành riêng cho trẻ 5 tuổi. Hội thi là một sân chơi tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn 15 Qua thời gian áp dụng những biện pháp đến nay tôi đã thu được kết quả như sau: TT Nội dung khảo Tốt Khá Trung bình Yếu sát Số trẻ Tăng Số trẻ Tăng Số trẻ Tăng Số trẻ Tăng Tỷ lệ giảm Tỷ lệ giảm Tỷ lệ giảm Tỷ lệ giảm % so với % so với % so với % so với áp áp áp áp dụng dụng dụng dụng Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ % % % % 13 Tăng 15 Tăng 4 Giảm 3 Giảm 01 Tập trung chú ý 37.1% 17.1% 42.9% 14.3% 11.4% 17.2% 8.6 % 14.2% Kỹ năng vẽ, 15 Tăng 10 Tăng 6 Giảm 4 Giảm 02 nặn,xé dán 42.9% 20.1% 28.6 2.9% 17.1% 11.5% 11.4% 11.4% % Kỹ năng phối 16 Tăng 13 Tăng 5 Giảm 1 Giảm 03 hợp màu sắc 45.7% 30.5% 37.1% 11.9% 14.3% 11.4% 2.9 % 28.5% 13 Tăng 14 Tăng 8 Giảm 0 Giảm 04 Bố cục tranh 37.1% 19.9% 40% 11.4% 22.9% 10% 0% 31.4% 15 Tăng 13 Tăng 7 Giảm 0 Giảm 05 Nhận xét sản 42.9% 22.9% 37.1% 11.4% 20% 11.4% 0% 22.8% phẩm 17 TÁC GIẢ Lê Thị Hạnh TÀI LIỆU THAM KHẢO Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm của phòng giáo dục. 19 1 Tên tiêu đề Trang 1 2 Nội dung lĩnh vực đề tài Trang 1 3 Tác giả Trang 1 4 Nội dung tóm tắt Trang 1 CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN I PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2 1 Lý do chọn đề tài Trang 2 2 Mục đích nhiệm vụ của đề tài Trang 2 3 Đối tượng nghiên cứu Trang 2 4 Giới hạn của đề tài Trang 2 5 Phương pháp nghiên cứu Trang 2 II PHẦN NỘI DUNG Trang 4 1 Cơ sở lý thuận Trang 4 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trang 4 3 Nội dung và hình thức của giải pháp Trang 6 a Mục tiêu của giải pháp Trang 6 b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp. Trang 7 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Trang 14 d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề Trang 14 nghiên cứu, phạm vi và kết quả ứng dụng. III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Trang 15 1 Kết luận. Trang 15 2 Kiến nghị Trang 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc