Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc ở trường Mầm non

doc 22 Trang mamnon 68
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc ở trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc ở trường Mầm non
 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt 
 động góc ở trường mầm non”.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài 
 Bác Hồ đã nói: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành 
là ngoan”. Trẻ Mẫu giáo “Học mà chơi - chơi mà học”. Như chúng ta đã biết hiện 
nay nền giáo dục mầm non đều bắt đầu từ việc “ Lấy trẻ làm trung tâm” vậy làm 
thế nào để trong hoạt động vui chơi hằng ngày của trẻ mà trẻ không phải bị gò bó 
lại là một thách thức cho giáo viên của chúng ta hiện nay. Hoạt động vui chơi là 
hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non hay nói cách khác hoạt động góc là một 
hoạt động có tầm quan trọng trong giáo dục mầm non. Qua các hoạt động vui chơi 
có thể giúp trẻ hiểu biết được tất cả mọi hoạt động diễn ra trong xã hội, tăng thêm 
vốn sống và là phương tiện phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ. Thông qua 
hoạt động vui chơi còn hình thành ở trẻ những chức năng về tâm lý, là cơ sở ban 
đầu để có thể hình thành nhân cách cho trẻ, không những thế qua những hoạt động 
này còn có thể phát triển ở trẻ trên tất cả các lĩnh vực như: Phát triển về mặt tình 
cảm và quan hệ xã hội cho trẻ, cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về môi trường xã 
hội xung quanh trẻ. Từ đó, hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ tích cực đối với cộng 
đồng, có nếp sống văn minh và hành vi văn hóa, biết gần gũi yêu thương tất cả mọi 
người và biết bảo vệ thành quả lao động của mình cũng như sản phẩm của người 
khác làm ra.
 Trong năm học này, tôi được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường 
dạy lớp chồi 1 cùng với cô H-H Nar Kbuôr. Sau khi tôi nhận nhiệm vụ được giao, 
qua quá trình được tiếp xúc với trẻ, thực tế nhận thấy bản thân tôi về mặt khách 
quan, cũng như chủ quan vẫn còn một số hạn chế trong việc tổ chức hoạt động góc 
cho trẻ, vì trẻ của tôi 97% là học sinh dân tộc thiểu số, một số cháu lần đầu tiên đi 
học, đồ dùng, đồ chơi cũng chưa được phong phú. Sau bao nhiêu lần suy nghĩ và 
trăn trở nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên mầm non, cũng 
như các hoạt động “Lấy trẻ làm trung tâm” hiện nay tôi thấy, việc tổ chức thường 
 1 góc, chúng ta cần phải tiến hành quan sát trực tiếp về các hoạt động vui chơi ở hoạt 
động góc của trẻ, và từ đó chúng ta có thể thu thập những thông tin cần thiết về sự 
phát triển của trẻ thông qua các hoạt động góc mà trẻ đã được trải nghiệm ở 
trường.
 c. Phương pháp thống kê.
 - Trong đề tài để biết được tỷ lệ phần trăm của đầu năm và cuối năm của trẻ thực 
hiện, tôi đã sử dụng các công thức thống kê toán học có liên quan tới đề tài. Nhằm xử 
lý thông tin thu thập từ đầu năm và cuối năm một cách chính xác, khoa học để đưa 
ra kết luận về đối tượng nghiên cứu.
 d. Phương pháp thực nghiệm.
 - Để có thể biết được những gì trẻ đã trải nghiệm trong các hoạt động góc, 
chúng ta cần phải cho trẻ thực nghiệm, trên những hoạt động vui chơi hằng ngày 
của trẻ trong tất cả các hoạt động, để từ đó ta có thể nhận xét, đánh giá trẻ không 
áp đặt trẻ mà nên hướng đến việc động viên, khuyến khích trẻ, chú ý nhận xét quan 
hệ hợp tác cùng với bạn, giúp đỡ nhau của trẻ lớn và trẻ bé trong quá trình chơi, 
đồng thời cũng giúp định hướng và mở rộng hoặc nâng cao yêu cầu của trò chơi đó 
vào thời gian sau.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 1. Cơ sở lý luận 
 a. Đặc điểm chung của hoạt động vui chơi ở trường mầm non
 - Như chúng ta đã biết những yếu tố của hoạt động vui chơi mà điển hình là 
trò chơi phân vai ở trẻ thường xuất hiện, và bắt đầu phát triển ngay từ tuổi nhà trẻ. 
Trong trò chơi phân vai trẻ em có thể nhập mình vào vai những người lớn trong 
môi trường xã hội, thỏa mãn nguyện vọng của mình vươn tới cuộc sống chung với 
người lớn và tái tạo những quan hệ qua lại và hoạt động lao động của người lớn 
dưới một hình thức đặc biệt, đó chính là hình thức trò chơi.
 - Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi trở thành hoạt động chủ đạo. Không phải vì 
đối tượng ngày nay thường dành phần lớn thời gian cho những trò chơi tiêu khiển, 
mà vì hoạt động vui chơi làm cho tâm lý của trẻ phát triển vô cùng mạnh mẽ, nó 
tạo ra những biến đổi về thể chất trong tâm lý của trẻ. 
 3 quyết mâu thuẫn trong bước phát triển từ tuổi ấu nhi lên tuổi mẫu giáo. Trò chơi là 
phương tiện góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Trò chơi tạo ra những nét 
tâm lý đặc trưng cho tuổi mẫu giáo, mà nổi bật là tính hình tượng và tính dễ xúc 
cảm, khiến cho nhân cách của trẻ mẫu giáo mang tính độc đáo khó tìm thấy ở các 
lứa tuổi khác. Do đó tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ. Trò chơi 
là phương tiện để trẻ học làm người.
 b. Bản chất của hoạt động góc
 - Hoạt động góc là một trong những hình thức của hoạt động vui chơi. Trong 
mỗi góc chơi trẻ được chơi những trò chơi khác nhau. Góc phân vai, góc xây dựng, 
góc nghệ thuật, góc học tập, góc thư giãn (thư viện của bé), góc thiên nhiên 
nhưng tất cả các góc ở trong một lớp họcchúng ta đều phải trang trí và làm theo 
các chủ đề khác nhau.
 - Trong mỗi góc chơi có số lượng trẻ chơi từ 6 đến 10 trẻ. Hoạt động góc 
giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm thể hiện sự 
đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. 
 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
 Thường vào đầu tháng 9 của năm học các cháu lớp tôi chưa thật sự ổn định 
về nề nếp chơi cũng như thói quen hoạt động góc. Kỹ năng chơi của trẻ còn hạn 
chế do các cháu 97% là học sinh dân tộc thiểu số lần đầu tiên đi học nên rất khó 
khăn trong việc tổ chức các hoạt động góc. Vì thế tâm lý của trẻ không tránh khỏi 
bỡ ngỡ, xa lạ, hay khóc và chỉ muốn được cô ẵm trên tay và nâng niu. Còn bản 
thân tôi thời gian đầu chưa nắm bắt hết những thông tin cũng như tên gọi của trẻ, 
chưa hiểu hết cá tính của từng trẻ. Công việc đầu năm rất nhiều khiến tôi thường 
mệt lả sau một ngày làm việc. Nhưng chỉ xẩy ra trong hai tuần đầu, sau đó tôi đã 
nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp đặc biệt là nề nếp giờ hoạt động góc.
 a. Những thuận lợi và khó khăn 
 * Thuận lợi:
 - Giáo viên trong lớp nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Có bề dày kinh nghiệm 
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, khéo tay hay làm. Linh hoạt sáng tạo trong 
việc tổ chức các hoạt động.
 5 - Chúng tôi luôn phấn đấu và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác.
 c. Thực trạng các vấn đề mà đề tài đặt ra:
 - Vào đầu năm học, bằng phương pháp quan sát tôi đã thống kê được chất 
lượng vui chơi của trẻ trong hoạt động góc:
 Bảng 1
STT Nội dung Kết quả trẻ đầu năm
 -Trẻ mạnh dạn và ngôn ngữ diễn - Tổng số trẻ: 6/20
 01
 đạt tốt hơn trong giao tiếp. Đạt: 30%
 - Trẻ có kỹ năng chơi thành thạo. - Tổng số trẻ: 7/20
 02
 Đạt: 35%
 - Mức độ hứng thú của trẻ. - Tổng số trẻ: 10/20
 03
 Đạt: 50%
 - Nề nếp chơi. - Tổng số trẻ: 8/20
 04
 Đạt: 40 %
 - Muốn trẻ chơi tốt thì chúng tôi cũng cần phải hiểu được ý nghĩa của từng 
 trò chơi, hiểu được nhu cầu gì của trẻ hoặc góc chơi này có liên kết được góc 
 chơi kia bằng cách nào.Ví dụ:Trong trò chơi xây dựng thì cô phải hiểu được ý 
 nghĩa của trò chơi xây dựng của trẻ từ những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy 
 với những dạng kích thước khác nhau trẻ có thể lắp ghép, xây dựng những công 
 trình như công viên, trường học, vườn trường, vườn câyTrong tất cả những 
 công trình đó chúng ta cần phải tôn trọng những sáng kiến của trẻ được bộc lộ 
 rõ nét. Tùy theo hoàn cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng của mỗi trẻ 
 đều có khả năng riêng biệt và được thể hiện ý tưởng sáng tạo trong các công 
 trình của mình. Thông qua trò chơi trẻ thì giúp trẻ có thể rèn luyện khả năng lắp 
 ghép xây dựng, đồng thời phát triển trí tưởng tượng, ý thức tình cảm, tính tò 
 mò, tính ham hiểu biết. Ví dụ: khi cho trẻ xây dựng về vườn hoa mùa xuân, các 
 cháu thường suy nghĩ và xây nên những khuôn viên của những bông hoa thật 
 đẹp đẽ, công viên hoa, ghế đá để ngồi ngắm hoa.. đẹp theo trí tưởng tượng của 
 trẻ, trẻ không nhất thiết xây theo sự áp đặt của cô. Trong trò chơi xây dựng 
 7 chức hoạt động góc, phải có đồ dùng đồ chơi các nguyên vật liệu mở đó chính là 
yếu tố đầu tiên và đặc biệt đảm bảo an toàn cho trẻ.
 b. Nội dung, cách thức thực hiện: 
 - Để trẻ không cảm thấy nhàm chán trong giờ hoạt động vui chơi chúng tôi 
thực hiện các biện pháp sau:
 + Hướng dẫn cho trẻ lựa chọn góc chơi bằng ký hiệu.
 + Giải thích cho trẻ hiểu nội dung và qui định từng góc chơi theo chủ đề.
 + Bao quát và giúp đỡ tham gia khi cần thiết, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, các 
nguyên vật liệu mở, rèn kỹ năng, uốn nắn hành vi cho trẻ.
 + Duy trì hoạt động tích cực của trẻ: chơi sáng tạo và nghĩ ra nhiều cách 
chơi trong các góc hoạt động .Muốn làm điều đó tôi cần biết cách giới thiệu các 
góc chơi và quản lý tốt trong quá trình trẻ ở các hoạt góc. Trong đó:
 - Giới thiệu góc chơi: Là một biện pháp làm cho trẻ làm quen với điều kiện 
chơi trong lớp, biện pháp này giúp trẻ chủ động tìm kiếm đồ chơi khi cần triển khai 
đồ chơi, thu dọn và cất đồ chơi đúng nơi quy định. Nhiệm vụ của giáo viên là phải 
giúp trẻ biết nơi lấy và cất đồ chơi và trẻ biết các góc chơi bắt đầu từ đâu. Giới 
thiệu góc chơi thì cô giáo nên tiến hành ngay từ đầu giờ chơi. Khi giới thiệu tôi có 
thể cho trẻ chơi nhẹ như: đi tàu hỏa, vì mỗi ga là một góc chơi giúp trẻ làm quen 
với một cách chơi thú vị vừa đi vừa hát bài “đoàn tàu nhỏ xíu’’ đến mỗi ga, chúng 
tôi sẽ giới thiệu hoặc hỏi cho trẻ trả lời tên ga, tên góc chơi, ở ga này có những gì? 
Cô có thể giới thiệu cách chơi nếu cần thiết.
 - Nội dung chơi ở các góc: Muốn trẻ chơi tốt thì chúng tôi cũng cần phải 
hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi, hiểu được nhu cầu gì của trẻ hoặc góc chơi 
này có liên kết được góc chơi kia bằng cách nào.Ví dụ:Trong trò chơi xây dựng thì 
cô phải hiểu được ý nghĩa của trò chơi xây dựng của trẻ từ những khối gỗ, khối 
nhựa, hộp giấyvới những dạng kích thước khác nhau trẻ có thể lắp ghép, xây 
dựng những công trình như công viên, trường học, vườn trường, vườn câyTrong 
những công trình đó sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét. Tùy theo hoàn cảnh 
sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng của mỗi trẻ đều có khả năng riêng biệt và 
được thể hiện ý tưởng sáng tạo trong các công trình của mình. Thông qua trò chơi 
 9 phát triển khả năng linh hoạt, khéo léo và khả năng thích ứng với trò chơi mới. 
Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có 
thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận động phát triển những kỹ năng âm nhạc 
qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ 
một cách thích thú và sáng tạo. Vì thế góc âm nhạc giúp trẻ phát triển một số kỹ 
năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng thẩm mỹ, kỹ năng 
nhận thức, đồng thời giúp trẻ bước đầu làm quen với các nhạc cụ dân tộc thông qua 
các nhạc cụ như: đàn t’rưng, đàn tranhngoài ra góc âm nhạc góp phần làm cho 
chế độ sinh hoạt trong ngày linh hoạt, mềm dẻo, trẻ bớt căng thẳng vì trẻ có thể 
chơi, nghe nhạc, diễn kịch, hát, múa thể hiện những ý thích của mình. Mặt khác 
góc âm nhạc cũng là nơi giáo viên có thể luyện tập riêng cho một số trẻ có năng 
khiếu các tiết mục minh họa làm mẫu ở hoạt động chung hay chuẩn bị cho các 
chương trình biểu diễn văn nghệ của lớp của trường.
 Góc âm nhạc có ý nghĩa quan trọng như vậy, cho nên tốt nhất các kệ đóng 
sao cho vừa tầm trẻ khi sử dụng, có thể sử dụng những mãnh vải, dây thừng, 
giấy sáng tạo làm ra một khoảng không gian riêng theo ý thích trẻ để sinh hoạt: 
vui chơi, biểu diển văn nghệ, ngoài ra những dụng cụ mua sắm như hoa vải, hoa 
nhựa, phách tre, trống lắcchúng tôi cung cấp nhiều nguồn âm thanh khác nhau 
như các loại lon, thùng thiếc, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp khối gỗ, chén bằng 
sành. Có thể để giấy báo hay những loại giấy có kích cở lớn, tạo điều kiện cho trẻ 
sáng tạo ra các kiểu váy theo ý tưởng cá nhân, phục vụ các lễ hội hóa trang, 
nhảy múa tự do. Tôi còn sưu tầm các đĩa nhạc thiếu nhi theo từng chủ đề, nhạc dân 
ca, nhạc cổ điển các loại nhạc cụ dân tộc. Ngoài ra còn có một số đồ dùng 
khuyến khích trẻ trong vận động sáng tạo theo nhạc như: khăn choàng, vòng đeo 
tay, những con búp bê vải hay thú nhồi bông làm bạn hay nhảy cùng trẻ. Tất cả 
những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy, hay dễ sử 
dụng.
 Để khuyến khích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm 
nhạc, tôi thường xuyên chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác 
nhau, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.
 11 Tại góc chơi âm nhạc tôi cũng chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý 
tưởng mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tính hỗ trợ nhau liên kết với nhau tổ 
chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm và cùng với trẻ 
trang trí một số đồ dùng, đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho 
trẻ. Có thể cho trẻ phối hợp với nhóm tạo hình trang trí váy áo làm mặt nạ hóa 
trang trẻ vô cùng hứng thú khi được sử dụng đồ chơi do chính mình tạo ra để 
thực hiện các hoạt động âm nhạc.
- Đối với các góc chơi khác tôi lên kế hoạch chơi bằng cách tạo ra thật nhiều 
đồ chơi đẹp mắt, sinh động. Đồ chơi của trẻ mẫu giáo cần đa dạng và phong phú. 
 13 Ví dụ: Đối với góc học tập, sách chúng tôi vận động một số phụ huynh ủng 
hộ các loại sách, tranh ảnh, truyện tranh theo chủ đề, làm Album. Ngoài ra tôi 
chuẩn bị các tranh lô tô để cho trẻ xếp phù hợp theo chủ điểm đang học.
 Ví dụ: Ở góc thiên nhiên tôi chuẩn bị một số đồ dùng cây xanh để trẻ có thể 
quan sát nhận xét cấu tạo, màu sắc của từng loại cây, nhận biết loại cây nào cho 
hoa cây nào cho quả hoặc cho trẻ theo dõi sự nảy mầm của hạt bằng cách gieo 
một chậu hạt đậu đỗ, trồng cây cà, mướp đắng cho trẻ quan sát 
 15 động góc ngày càng hiệu quả, chúng tôi đã nổ lực không ngừng tìm ra những biện 
pháp như đã nêu trên để tổ chức hoạt động góc.
 - Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức cho trẻ.
 - Đối với giáo viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua 
sách báo, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động để có kiến thức sâu rộng đáp 
ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ.
 - Luôn có ý thức tìm tòi và sưu tầm những trò chơi hay lạ. Những đề tài 
khám phá để hướng trẻ quan sát thử nghiệm. 
 - Sáng tạo trong đồ dùng, đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản gần gũi 
xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó. 
 - Luôn có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ đồ dùng, đồ chơi nguyên vật 
liệu mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú cho trẻ tham gia và các hoạt động. 
 - Nắm bắt được trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát 
triển theo mục tiêu theo chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới .
 - Cô luôn tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình .
 - Ngoài việc học trên lớp, lúc đón trẻ, trả trẻ tôi còn trao đổi với phụ huynh 
về việc tìm tòi khám phá thêm và cung cấp thêm cho trẻ về kiến thức cũng như các 
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương mình, để tạo điều kiện cho cô và trẻ trong việc 
khám phá thế giới xung quanh một cách hiệu quả tốt .
 4. Kết quả 
 - Những năm trước việc thực hiện hoạt động góc chúng tôi chưa chú ý 
phối hợp rèn kỹ năng cho trẻ nhiều đôi lúc còn áp đặt trẻ nên kết quả mang lại 
chưa cao. Qua năm tôi tiến hành và sửa đổi theo nhiều cách khác nhau để tìm ra 
biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động góc. Tôi nhận thấy đa số 
các cháu đã trở nên mạnh dạn hơn, sử dụng đồ dùng, đồ chơi khéo léo hơn. Tạo ra 
nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo. Biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè, giữa trẻ 
và cô, thích chơi cùng bạn và biết thực hiện nhiệm vụ đến nơi, đến chốn. Có thái 
độ tự giác cùng bạn đến góc chơi, hứng thú trong khi chơi, chủ động trong mọi 
việc ngày càng rõ rệt. Cụ thể như cháu Y Ước, Y Zô Nát, H Trâm các cháu trở 
nên hoạt bát hơn không còn rụt rè như đầu năm học, hơn nữa nhận thức của các 
 17 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 1.Kết luận 
 - Trước kia khi tôi chưa thực hiện biện pháp này tôi thấy hiệu quả đạt trên 
trẻ rất là thấp. Sau khi thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động góc ở trẻ 
mầm non qua tất các các hoạt động, mà trẻ đã được trải nghiệm trong hoạt động 
vui chơi trong lớp học, cùng với những đồ dùng, những nguyên vật liệu mở đẹp 
mắt, trẻ đã rất hứng thú khi tham gia chơi vào các hoạt động góc.Từ đó tôi thấy 
hiệu quả đạt trên trẻ cao hơn so với đầu năm.
 - Trên đây là những kinh nghiệm của tôi rút ra được từ tình hình thực tế của 
lớp. Tôi không chỉ dừng lại kết quả trên, mà bản thân tôi còn phải cố gắng thật 
nhiều để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của trường, cũng như chuyên môn giao và 
bản thân luôn luôn tìm hiểu những phương pháp tổ chức các hoạt động hay hơn 
nữa để đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ.
 2. Kiến nghị 
 Về phía phụ huynh: Để tổ chức hoạt động góc có chất lượng ngày càng nâng 
cao tôi mong được sự quan tâm của các bậc phụ huynh nhiều hơn, cung cấp các 
nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương để tôi có thể tạo ra nhiều sản phẩm đẹp cho trẻ 
được vui chơi. 
 Về phía nhà trường tôi đề xuất nhà trường cần trang bị thêm nhiều đồ dùng, 
đồ chơi, tủ, kệ để đựng một số đồ dùng trong lớp.
 19 V. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Cư Bao ngày 12/3/2021
 Người viết
 Lê Thị Châu
 21

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_t.doc