Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn luyện các thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ 4 – 5 Tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn luyện các thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ 4 – 5 Tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn luyện các thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ 4 – 5 Tuổi
TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên đề tài: Một số kinh nghiệm rèn luyện các thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ 4 – 5 tuổi 2. Nội dung lĩnh vực đề tài: Đề tài áp dụng cho trẻ mầm non 4 – 5 tuổi 3. Tác giả: Họ và tên: Hoàng Thị Nga Chức vụ: giáo viên Giảng dạy năm học 2020 – 2021: lớp chồi 2 4. Nội dung tóm tắt: Công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non là một việc rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là việc rèn luyện những thói quen vệ sinh tốt cho trẻ mẫu giáo đó là nhiệm vụ rất cần thiết. Giúp cho cơ thể trẻ phát triển toàn diện về thể chất, chống đỡ được các bệnh tật thích nghi được với điều kiện sống, hình thành những thói quen cơ bản vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non để giúp trẻ có nề nếp vệ sinh tốt. Trong thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay, việc giúp trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 4-5 tuổi nói riêng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.Và hiệu quả rèn luyện giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non nhỡ 4-5 tuổi ở trường mầm non hiện nay khá cao do giáo viên đã sử dụng các biện pháp tương đối hợp lí. Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm rèn luyện các thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ 4 – 5 tuổi” với 4 biện pháp như sau: Biện pháp 1: Rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân Biện pháp 2: Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ ở mọi lúc, mọi nơi Biện pháp 3: Lồng ghép thơ ca, câu truyện, bài hát, trò chơi để giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Biện pháp 4: Tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh Các biện pháp có sự đan xen, phối hợp để mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình rèn luyện các thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ 4-5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trên đây là báo cáo tóm tắt của bản thân tôi trong năm học 2020 -2021. An Bình, ngày 20 tháng 03 năm 2021 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Người viết Hoàng Thị Nga nhanh chóng và hoạt động không mệt mỏi, đi đôi với sự phát triển ấy thì cũng kéo theo vô vàn thách thức: không khí ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, bệnh tật gia tăng... - Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lý thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc vệ sinh. Vì vậy việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ là một việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh và phòng tránh bệnh tật một cách tốt hơn. - Việc giáo dục vệ sinh cho trẻ được lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày tạo điều kiện được trải nghiệm, tích lũy vốn kinh nghiệm sống cho bản thân. • Nhiệm vụ: - Điều tra thực trạng tại cơ sở. - Khảo sát trên trẻ ở nhóm lớp mình phụ trách. - Nghiên cứu các tài liệu về công tác vệ sinh. - Tìm ra giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh ở trẻ. - Đối chiếu kết quả đạt được trên trẻ sau khi thực hiện đề tài. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Trẻ MG 4-5 tuổi trường MG Bình Minh 4. Giới hạn của đề tài - Đề tài ““Một số kinh nghiệm rèn luyện các thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ 4-5tuổi trường mẫu giáo Bình Minh” phường An Bình, Thị Xã Buôn Hồ nơi tôi đang công tác - Được thực hiện trong năm học 2020 - 2021. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra, khảo sát. - Phương pháp trực quan: Làm mẫu, thực hành... - Phương pháp dùng lời: Đàm thoại, giảng giải... - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp đối chiếu, so sánh. - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm. - Phương pháp toán học. *Đặc điểm của lớp: - Năm học 2020 – 2021 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4-5tuổi tại trường MG Bình Minh. Tổng số lớp tôi là : 35 cháu.Trong đó có 19 cháu trai. 16 cháu gái 60% số cháu đã qua lớp 3-4 tuổi 40% số cháu chưa qua lớp 3-4 tuổi Hầu hết các cháu chưa có nề nếp thói quen vệ sinh môi trường cũng như vệ sinh cá nhân . Trong khi thực hiện rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn : *Thuận lợi: Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường đã bồi dưỡng và giúp đỡ tôi về trường lớp cũng như các đồ dùng để phục vụ cho việc rèn luyện các thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ *Về lớp học Nhà trường đã trang bị đầy đủ các đồ dùng cá nhân như khăn mặt cho từng cháu, có bình nước, có đủ cốc uống nước, xà phòng, có vòi máng nước rửa tay cho trẻ, tranh tuyên truyền về vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. BGH thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc rèn các thói quen vệ sinh cho trẻ *Về phụ huynh Đa số các bậc phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe biết bảo vệ môi trường và vệ sinh cá nhân của trẻ *Về cô giáo - Bản thân khỏe mạnh, nhiệt tình , yêu nghề mến trẻ, được đào tạo chuyên môn hệ chính quy, biết lắng nghe ý kiến của mọi người, tích cực học hỏi từ các đồng nghiệp, nắm vững được phương pháp, cách rửa tay và rửa mặt *Khó khăn. Do khả năng của trẻ không đồng đều. Nhiều trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi hay ốm nên việc rèn vệ sinhh cho trẻ còn găp nhiều khó khăn. Một số phụ huynh vẫn coi nhẹ việc vệ sinh cá nhân của con em mình nên chưa thực sự quan tâm đến. *Kết quả khảo nghiệm sát ban đầu rửa tay, rửa mặt đúng thao tác vệ sinh trẻ biết rửa tay rửa mặt khi bẩn, biết tự sửa sang lại quần, áo, đầu tóc gọn gàng hơn nhiều.. Đầu năm học tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ. Do điều kiện ơ nông thôn đường đất nhiều, nhiều phụ huynh chưa chú ý đến trẻ nên khi đến lớp nhiều trẻ đầu tóc chưa được gọn gàng, quần áo sộc xệch, mặt mũi, chân tay nhem nhuốc, đã nhiều lần tôi nhắc nhẹ phụ huynh nhưng sự thay đổi chưa lớn. Nếu muốn thay đổi trước hết trẻ phải có ý thức giữu gìn vệ sinh sạch sẽ. Vì vậy tôi đã lập kế hoạch phải rèn cho trẻ có kỹ năng vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên. Các bước rửa tay: Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay, chà xát hai lòng bàn tay vào nhau Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại. Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại. Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại. Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch. nếu ai phát hiện ra bạn đi vệ sinh bậy hoặc để cô giáo nhìn thấy, bố mẹ đến kể thì cuối tuần không thưởng phiếu bé ngoan, không được lên cắm cờ thi đua nữa. Sau một thời gian áp dụng biện pháp và nhắc nhở nhiều lần nên giờ trẻ lớp tôi không có trường hợp nào đi vệ sinh bừa bãi. Biện pháp 2 :Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ ở mọi lúc, mọi nơi Đặc thù của trẻ MN là “Học mà chơi, chơi mà học”.Để tạo cho trẻ một thói quen luôn giữ gìn vệ sinh môi trường lớp cũng như vệ sinh các nhân sạch sẽ ,tôi luôn nhắc nhở động viên trẻ ở mọi lúc mọi nơi như hoạt động ngoài trời hay lồng ghép vào các tiết dạy để trẻ có được thói quen biết giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ ở trường cũng như ở nhà . Như khi ở nhà trẻ không vứt giấy, lá bừa bãi làm bẩn và ô nhiễm môi trường sẽ gây ra nhiều bệnh tật. Khi ở lớp trong giờ học không khạc nhổ bừa bãi ra lớp, không vứt đồ chơi lung tung, không xô đẩy bàn ghế, như thế đã hình thành cho trẻ một thói quen đã biết giữ vệ sinh chung. VD: Trong giờ tạo hình xé dán đàn vịt khi học xong tôi nhắc trẻ nhặt giấy vụn vaò thùng rác, cuối giờ tôi cho trẻ rửa tay bằng xà phòng. VD: Trong giờ hoạt động góc, khi chơi không được ném lung tung, chơi Nhẹ nhàng không tranh nhau . Tôi hỏi trẻ để cho các đồ chơi được sạch sẽ bền đẹp thì chúng ta phải cất đồ chơi như thế nào? Nếu trẻ chơi xong mà quên thì tôi nhẹ nhàng nói với trẻ: Con cất đồ chơi vào đúng nơi qui đinh. VD: Trong giờ dạy Kỹ năng sống tôi cho trẻ đựơc trải nghiệm và cho trẻ chơi trò chơi” Hãy tìm lấy đôi của mình, tôi phát cho mỗi trẻ một đồ dùng bạn có gương thì tìm bạn có lược,bạn có bàn chải tìm thuốc đánh răng, Hoặc trò chơi tìm những hình ảnh nào sai đúng sau đó giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ giữ gìn vệ sinh thân thể. VD: Cho trẻ chơi ở ngoài trời cô cho trẻ chơi đồng thời giáo dục trẻ luôn giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không bứt, vứt giấy lá ra sân trường ra lớp. Không nghịch đất cát, không vẽ bừa bãi lên tường, lên cửa lớp. Để cho môi trường lớp và cá nhân trẻ được sạch sẽ cô luôn động viên nhắc trẻ ở mọi lúc mọi nơi thì mới tạo cho trẻ một thói quen vệ sinh môi trường và vệ sinh sạch sẽ. Với việc rèn cho trẻ thói quen vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi tôi thấy trong các hoạt động trẻ lớp tôi đã có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ như : Nhìn Để trẻ dễ nhớ cách rửa mặt tôi day trẻ đọc bài thơ: “Một tay làm chẳng được Cô cất giọng nhỏ nhẹ Bé phải lau hai tay Làm thế nào nữa đây Bắt đầu từ mắt này Bé gấp đôi khăn ngay Lau từ ngoài vào nhé Lau hai bên má đỏ Nhích khăn lên các bé Gấp đôi một lần nữa Lau sống mũi xuống đi Lau cái cổ cái cắm Sau đó đến các gì Mắt bé nhìn chăm chăm Cái miệng xinh của bé Kìa cô khen bé giỏi.” Chính vì trẻ được đọc thơ xong giúp trẻ nhớ lâu các thao tác và thành thạo, khi trẻ rửa mặt xong tôi ngâm khăn vào xà phòng và giặt phơi khô để ngày hôm sau trẻ thực hiện. Do trẻ được thực hiện thường xuyên nên trẻ nhớ được ký hiệu riêng khăn của mình. Khi giáo dục trẻ chăm sóc răng và biết đánh răng đúng cách tôi đã chuẩn bị mô hình răng mẫu, bàn chải, kem ,cô giáo phải thao tác đánh răng và giảng giải đánh răng đánh trên xuống và đánh dưới lên, đánh mặt trong, đánh ngoài,sau khi thao tác xong tôi kết hợp kể cho trẻ nghe câu truyện “Gấu con bị sâu răng” hoặc cho trẻ đọc thơ “Gấu con đau răng Sao đau răng thế Miệng sưng to quá Gấu con nói rằng Nên phải nghỉ học Vì ăn kẹo tối Đã ba hôm rồi Không chịu đánh răng Thỏ nâu ân cần Sâu chui vào cắn”. Trước khi cho trẻ ăn cơm, trẻ đọc bài thơ “Bé ơi nhớ nhé” “Giờ ăn đến rồi Bé ơi nhớ nhé! Bé ơi nhớ nhé! Quay ra đằng sau Rửa tay sạch sẽ Tay che miệng mũi Tôi đưa ra một vài minh chứng về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân đối với sức khoẻ của con người đặc biệt là với trẻ. Trẻ còn non nớt, sức đề kháng chưa cao. Tôi đưa một số hình ảnh về trẻ bị chân, tay, miệng và cho phụ huynh biết bệnh đó nguyên nhân chính là do vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ. Vì vậy nếu giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày thì có thể tránh được 90% nguy cơ mắc bệnh. Đối với cháu chưa có ý thức tốt tôi gặp riêng phụ huynh trao đổi để phụ huynh và cô giáo cùng tìm ra biện pháp giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Tuyên truyền với các bậc phụ huynh cho trẻ đi khám bệnh theo đinh kỳ, tiêm đầy đủ cân đo hàng tháng để kịp thời phòng và điều trị, trẻ bị sâu răng tôi gặp riêng các phụ huynh đó động viên trẻ cho trẻ đi khám răng và chữa sâu răng Từ việc kết hợp với các bậc phụ huynh tôi nhận thấy trẻ đã có nhiều thay đổi hơn trong việc vệ sinh hàng ngày. Đã biết ăn mặc sạch sẽ, quần áo gọn gàng đến lớp, biết giữ gìn vệ sinh ở lớp cũng như ở nhà, biết đánh răng, rửa mặt đúng cách. Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định và không còn tình trạng trẻ đến lớp mà đầu tóc rối bù, mặt mũi nhem nhuốc nữa. Điều đó cho thấy phụ huynh đã thật sự quan tâm đến vấn đề vệ sinh cá nhân cho con em mình. c/ Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Các biện pháp có sự đan xen, phối hợp để mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình rèn luyện các thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ 4-5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. d/ Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của các vấn đề nghiên cứu: *Đối với phụ huynh Các phụ huynh có ý thức hơn về việc chăm sóc cho con mình đã biết kết hợp với cô giáo rèn cho trẻ vệ sinh ở nhà cũng như cô dậy ở lớp, phụ huynh rất vui vì thấy con em mình lúc nào cũng sạch sẽ mỗi khi ở nhà cũng như ở trường. *Đối với cô giáo Cô giáo rất vui vì đã thực hiện tốt nội dung rèn vệ sinh cho trẻ có được nề nếp và thói quen vệ sinh hàng ngày, đây cũng là một nội dung của phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực mà ngành giáo dục đang phát động. *Về đồ dùng: Đã có thêm nhiều tranh ảnh , có nhiều đồ dùng hơn *Về phía trẻ V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ * Kết Luận: Việc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng. Song công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhân thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên cần phải: Trau dồi kiến thức vệ sinh và hành vi văn minh cần thiết. Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ. Cô giáo dành thời gian, chú ý nhiều hơn đến những cháu cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp, phải động viên khen thưởng sửa lại kịp thời cho trẻ nhằm kích thích những việc làm tốt, và hạn chế những hành vi xấu của trẻ. Cô giáo phải hết lòng yêu thương các cháu, với tinh thần là người mẹ thứ hai của các cháu, cô giáo phải nhạy bén trước những diễn biến của các cháu, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của các cháu, hiểu được hoàn cảnh sống của từng gia đình. Gia đình phải thật sự là mái ấm tình thương của trẻ, bố mẹ phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, phải quan tâm, yêu thương trẻ, có trách nhiệm giáo dục trẻ ngay từ khi mới chào đời. Tuyên truyền với phụ huynh về công tác giáo dục rèn luyện vệ sinh văn minh cho trẻ. Do đó muốn giáo dục chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự thống nhất phương pháp giáo dục của 2 cô giáo trong lớp cũng như phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. * Kiến nghị Đề nghị Bộ giáo dục và đào tạo xuất bản thêm nhiều sách về vấn đề vệ sinh để giáo viên có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu bồi dưỡng thêm để nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cho trẻ. Đề nghị Phòng GD-ĐT, nhà trường tổ chức nhiều buổi tập huấn, hội giảng về chuyên đề vệ sinh giúp giáo viên đặc biệt là những giáo viên trẻ mới vào ngành bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động vệ sinh. Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc dạy trẻ có những thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, bản thân tôi đã áp dụng tại trường mẫu giáo Bình Minh. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................3 4. Giới hạn của đề tài.....................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3 II. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................4 1. Cơ sở lý luận ............................................................................................4 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ...............................................................4 3. Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp..................................6 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.............................................................6 b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp......................................6 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp .............................................13 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu...............13 III. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ....................................................14 1. Kết luận ...................................................................................................14 2. Kiến nghị .................................................................................................14
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_luyen_cac_thoi.doc